Giấy phép lao động được coi là giấy tờ pháp lý đảm bảo điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến hồ sơ, thủ tục và các vấn đề khác về việc cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, khi người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, Người sử dụng người lao động phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép lao động cho người đó. Một trong các điều kiện để người nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam là phải có giấy phép lao động. Giấy phép lao động là tài liệu cần thiết cho người nước ngoài khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam. Không có giấy phép lao động, công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, người sử dụng lao động này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động bao gồm:
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
- Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Như vậy, có thể thấy một trong những điều kiện tiên quyết để được cấp lại giấy phép lao động là phải còn thời hạn. Do đó, khi giấy phép lao động hết thời hạn thì không đủ điều kiện để được cấp lại.
Trường hợp này, nếu người lao động nước ngoài muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài cần phải tiến hành đăng ký lại giấy phép lao động.
Theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP), các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
Theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP), các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động được quy định tại Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, bao gồm:
+ Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
Lưu ý: Giấy tờ nêu tại mục 3 nêu trên là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định: “Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.”
Như vậy, thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại sẽ tính trên cơ sở theo thời hạn nêu trên.
Theo Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép lao động là cơ quan được cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, cấp lại giấy phép lao động được áp dụng với các đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, giấy phép lạo động còn thời hạn và rơi vào một trong các trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi một số thông tin cơ bản gồm họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP), điều kiện cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải thuộc 1 trong các trường hợp sau:
Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn
Do đó, nếu không thỏa mãn một trong các điều kiện nêu trên thì không được cấp lại giấy phép lao động.
Vấn đề xin cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một thủ tục phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Do đó, người muốn xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm nên liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục này một cách tốt nhất. Đến với NPLaw, quý khách hàng sẽ được tư vấn một cách tốt nhất về vấn đề xin cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực lao động, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn