Quy định pháp luật về chi phí phá sản

Để hoàn tất thủ tục phá sản, người yêu cầu mở thủ tục phá sản hay doanh nghiệp phải thực hiện nộp lệ phí và chi phí phá sản đầy đủ, đúng hạn. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến chi phí phá sản.

Thực trạng phí phá sản hiện nay

I. Thực trạng phí phá sản hiện nay

Chi phí đi vay ngày càng cao cùng với việc chính phủ các nước rút lại khoản trợ cấp từ giai đoạn đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, dẫn tới tỷ lệ phá sản toàn cầu ở mức kỷ lục. 

Những thông tin về việc doanh nghiệp trên khắp các châu lục rơi vào tình trạng phá sản xuất hiện liên tục thời gian qua. Theo kết quả khảo sát cơ quan nghiên cứu Tokyo Shoko Research vừa công bố, số doanh nghiệp phá sản ở Nhật Bản trong năm 2023 tăng 35,2% so với năm 2022, lên 8.690 doanh nghiệp, chạm mức cao nhất trong bốn năm qua.

“Mây đen” phá sản cũng bao trùm khu vực châu Âu. Viện Nghiên cứu kinh tế Đức công bố số liệu ước tính cho thấy, có tới 18.100 công ty ở Đức nộp đơn xin phá sản trong năm 2023, tăng 23,5% so với mức năm 2022.

Trong khi đó, hơn 55.000 doanh nghiệp ở Pháp phải đóng cửa, đánh dấu mức cao kỷ lục về số công ty dừng hoạt động kể từ năm 2017. Khoảng 10.000 công ty ở Thụy Sĩ cũng bị giải thể trong năm 2023. Đặc biệt, tình trạng phá sản do nợ nần ngày càng tăng.

Ở Việt Nam, tình trạng doanh nghiệp phá sản cũng tăng nhanh do việc làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng nhiều dẫn đến doanh nghiệp đó không có khả năng chi trả. Kéo theo việc các doanh nghiệp phá sản, thì chi phí phá sản hiện nay cũng tăng cao.

II. Các quy định liên quan đến phí phá sản

1. Phí phá sản là gì? Bao gồm các chi phí nào?

Phí phá sản là gì? Bao gồm các chi phí nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau:

“Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, chi phí phá sản bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

2. Khi nào phải đóng phí phá sản?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau: “Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.”

Như vậy, khi người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng phí phá sản theo quy định của pháp luật.

3. Chủ thể đóng phí phá sản

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật phá sản 2014, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn là:

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

4. Phí phá sản đóng cho cơ quan nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật phá sản 2014, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp  lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản cho một trong hai cơ quan sau:

-Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;

-Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến phí phá sản

1. Không nộp lệ phí phá sản có bị trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?

Không nộp lệ phí phá sản có bị trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật phá sản 2014 quy định về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau: “Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.”

Như vậy, nếu không nộp lệ phí phá sản thì sẽ bị trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí, tạm ứng chi phí phá sản.

2. Phí phá sản được thanh toán trước hay sau khi doanh nghiệp phá sản thanh toán nợ?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014, khi thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì chi phí phá sản sẽ được ưu tiên thanh toán trước khi doanh nghiệp phá sản thanh toán nợ.

3. Thời hạn nộp lệ phí phá sản doanh nghiệp là bao nhiêu ngày?

Căn cứ khoản 11 Điều 4 Luật Phá sản 2014 giải thích về lệ phí phá sản như sau: “Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (sau đây gọi là lệ phí phá sản) là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.”

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 38 Luật Phá sản 2014 quy định như sau: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản…”

Theo đó, trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến phí phá sản

Trên đây là những thông tin cơ bản về phí phá sản. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực phá sản, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp