Trong những năm gần đây, Việt Nam tham gia ngày càng sâu, rộng vào các quan hệ quốc tế, kéo theo quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển một cách đa dạng và phức tạp. Điều này đồng thời phát sinh nhu cầu giải quyết chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho Quý độc giả những kiến thức pháp luật bổ ích liên quan đến việc chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Trong bất kỳ quan hệ dân sự nào, việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình luôn là quan tâm hàng đầu của các bên, đặc biệt là các quyền và lợi ích về tài sản. Do đó, sự tăng nhanh trong nhu cầu tìm hiểu quy định về việc chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài là một điều dễ hiểu. Thứ nhất, khi ly hôn, các bên đã không còn quá đặt nặng vấn đề tình cảm, luôn hướng đến lợi ích tốt nhất cho mình. Thứ hai, việc xuất hiện yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự làm cho tranh chấp trở nên rủi ro, do đó các bên mong muốn sớm lấy được tài sản để đảm bảo quyền lợi của mình.
Theo thống kế của một nghiên cứu tại trang Vietnam Journals Online, tỷ lệ ly hôn của phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài là khá cao, khoảng 11%, thậm chí lên tới 20% ở một số địa phương (PVS, cán bộ tư pháp xã). Do đó, nhu cầu chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng tăng cao theo chiều tăng của xã hội.
Căn cứ quy định tại khoản 25 Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau: “25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Theo đó, có căn cứ hiểu chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong quan hệ hôn nhân mà có ít nhất một bên là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc quan hệ hôn nhân được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là một trường hợp đặc biệt của ly hôn. Do đó, nguyên tắc áp dụng pháp luật để chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng tương tự như nguyên tắc áp dụng pháp luật để chia tài sản khi ly hôn nói chung.
Căn cứ quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về ly hôn có yếu tố nước ngoài, nguyên tắc áp dụng pháp luật được xác định như sau:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”
Như vậy, nguyên tắc áp dụng pháp luật khi chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài phụ thuộc vào loại tài sản và chủ thể ly hôn, có thể áp dụng pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi có tài sản là bất động sản hoặc pháp luật của nước thường trú chung.
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về nguyên tắc chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản chung như sau:
“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.
Về nguyên tắc, khi ly hôn có yếu tố nước ngoài, các bên vẫn phải đảm bảo chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ nêu trên. Việc giải quyết và đảm bảo nghĩa vụ theo quy định pháp luật là điều kiện cơ bản để tiến hành ly hôn có yếu tố nước ngoài và sự chấm dứt quan hệ hôn nhân hoàn toàn không phải tiền đề để chấm dứt các nghĩa vụ nêu trên.
Hồ sơ chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể là đồng thời là hồ sơ khởi kiện tranh chấp ly hôn, trong đó bao gồm yêu cầu chia tài sản, hoặc là hồ sơ khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn độc lập. Nhìn chung, hồ sơ này là hồ sơ khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Hồ sơ chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài cơ bản gồm:
- Đơn khởi kiện ly hôn, trong đó ghi nhận nội dung yêu cầu chia tài sản chung khi ly hôn;
- Bản sao Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu …) của các bên;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
- Thẻ tạm trú của vợ chồng/Giấy xác nhận thông tin cư trú (bản sao chứng thực);
- Bản sao Giấy khai sinh của con chung (nếu có);
- Các giấy tờ về tài sản chung, nợ chung (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy đăng ký xe, Hợp đồng vay vốn…);
- Các văn bản thể hiện thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng (nếu có);
- Biên bản định giá tài sản chung của vợ chồng;
- Trường hợp bị đơn ở nước ngoài thì cần thêm xác nhận của chính quyền địa phương ở Việt Nam về việc bị đơn đã xuất cảnh; hoặc tài liệu chứng cứ chứng minh địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Thủ tục chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm các bước như sau:
Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện: Hồ sơ này có thể là khởi kiện ly hôn bao gồm yêu cầu chia tài sản ly hôn hoặc hồ sơ khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng sau khi đã giải quyết ly hôn.
Bước 02: Một bên nộp đơn khởi kiện, yêu cầu chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Người nộp đơn khởi kiện có nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí hoặc nộp đơn xin miễn tạm ứng án phí nếu thuộc trường hợp pháp luật cho phép.
Bước 03: Tòa án có thẩm quyền xem xét và thụ lý giải quyết vụ việc.
Bước 04: Tòa án ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Trên cơ sở đó, các bên tiến hành chia tài sản sau ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, Thủ tục chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm 04 bước cơ bản nêu trên, được pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định cụ thể.
Hiện nay, pháp luật không ban hành mẫu đơn chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài tại văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào. Tuy nhiên, theo nội dung hướng dẫn tại Mẫu số 23 đính kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân Tối cao, mẫu đơn khởi kiện chung, có thể dùng để chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________
……ngày …….tháng……năm…
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2) ...................
Người khởi kiện: (3)
Địa chỉ: (4)
Số điện thoại: .............................. (nếu có); số fax: ............................ (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ................................................. (nếu có)
Người bị kiện: (5)
Địa chỉ (6)
Số điện thoại: ...................... (nếu có); số fax: ........................ (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ....................................................... (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)
Địa chỉ: (8)
Số điện thoại: ............................... (nếu có); số fax: .................... (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : ......................... (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)
Địa chỉ: (10)
Số điện thoại: ................................. (nếu có); số fax: ........................... (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ................................ (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11) ….
Người làm chứng (nếu có) (12)
Địa chỉ: (13)
Số điện thoại: .................................... (nếu có); số fax: ............................. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ................................... (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)
1 …………..
2 …………..
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)
Người khởi kiện
(Ký tên - Ghi rõ họ và tên)
Nguyên tắc áp dụng pháp luật để chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:
- Trường hợp tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài có bao gồm bất động sản, việc áp dụng pháp luật phải được căn cứ theo quy định tại nước nơi có bất động sản đó.
- Các trường hợp không có tranh chấp liên quan đến bất động sản, pháp luật áp dụng có thể là pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài, được xác định như sau:
+ Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
+ Trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy, nguyên tắc áp dụng pháp luật để chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài, trước tiên cần xem xét loại tài sản, sau đó xem xét các yếu tố liên quan đến chủ thể theo quy định pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh tại Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền riêng biệt đối với việc giải quyết tranh chấp ly hôn, yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài, bao gồm cả yêu cầu chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thẩm quyền giải quyết yêu cầu chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện tại Việt Nam.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài là Tòa án nhân dân tại Việt Nam.
Không có khung thời gian cố định để giải quyết việc chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, việc giải quyết chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể kéo dài từ 04-06 tháng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài có các yếu tố phức tạp, không liên hệ được với đương sự, đương sự vắng mặt mà không báo trước, … việc giải quyết chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể kéo dài hơn.
Mặt khác, trường hợp các bên có sự thống nhất, hợp tác giải quyết, việc chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể diễn ra nhanh chóng.
Giải quyết chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài là tranh chấp có giá ngạch, bao gồm các chi phí cơ bản như án phí, lệ phí, chi phí định giá tài sản, ngoài ra còn các chi phí như phí luật sư, phí bưu phẩm trong trường hợp có trao đổi văn bản với nước ngoài, …
Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí ly hôn có giá ngạch được xác định dựa trên giá trị tổng tài sản các bên tranh chấp, theo các mức như sau:
- Giá trị tranh chấp dưới 6.000.000 đồng: án phí là 300.000 đồng;
- Giá trị tranh chấp từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: án phí là 5% tổng giá trị tài sản tranh chấp;
- Giá trị tranh chấp từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: án phí là 20.000.000 đồng + 4% phần vượt quá 400.000.000 đồng;
- Giá trị tranh chấp từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: án phí là 36.000.000 đồng + 3% phần vượt quá 800.000.000 đồng;
- Giá trị tranh chấp từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: án phí là 72.000.000 đồng + 2% phần vượt quá 2.000.000.000 đồng;
- Giá trị tranh chấp trên 4.000.000.000 đồng: án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Ngoài ra, việc giải quyết chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài còn phải chịu Lệ phí ủy thác tư pháp xác minh ra nước ngoài là 200.000 đồng.
Để tìm hiểu thêm các thông tin pháp lý liên quan đến chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài, Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, giải quyết tranh chấp, Quý Khách hàng có thể tin tưởng và đồng hành cùng NPLaw đến kết quả tốt nhất. Liên hệ Công ty chúng tôi qua thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn