Hiện nay, hoạt động cho vay diễn ra khá phổ biến. Sở dĩ như vậy bởi doanh nghiệp khi muốn thành lập và đi vào hoạt động thì tùy lĩnh vực ngành nghề đăng ký mà nhu cầu về vốn sẽ khác nhau. Khi số vốn góp thành lập doanh nghiệp không đủ hoặc trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ luôn cần có nguồn vốn để tiến hành tất cả các hoạt động trên. Và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự xoay vòng vốn để giải quyết hết các nhu cầu trong quá trình hoạt động, do đó, xuất hiện hoạt động cho doanh nghiệp vay tiền.
Vậy nhu cầu Cho doanh nghiệp vay tiền hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến việc Cho doanh nghiệp vay tiền?
Doanh nghiệp từ khi chuẩn bị thành lập cho tới lúc bắt đầu hoạt động và trong quá trình hoạt động, nhu cầu về vốn luôn dồi dào. Bởi khi có vốn, doanh nghiệp mới có thể đầu tư, phát triển không ngừng, nâng cao vị thế. Do đó, doanh nghiệp không ngừng tìm cách để xoay vòng vốn của mình, trong đó bao gồm đi vay vốn. Nắm rõ được nhu cầu tất yếu đó của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có năng lực về vốn đã thực hiện việc cho vay kiếm lợi nhuận.
Hoạt động cho vay pháp luật không có sự ngăn cấm đặc biệt là khi các bên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bởi có cầu tất yếu sẽ có cung. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 xảy ra, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì, phục hồi và phát triển trở lại. Khi đó, nhu cầu vay vốn tất yếu sẽ xảy ra và do đó, việc cho doanh nghiệp vay tiền tất yếu sẽ diễn ra để đảm bảo hoạt động của chính doanh nghiệp.
Cho dù là doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ thì nhu cầu về vốn vẫn luôn là vấn đề mà chủ doanh nghiệp phải đối đầu và tìm cách giải quyết. Vậy thì, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền thì thông thường, doanh nghiệp sẽ tìm đến những ngân hàng hoặc công ty tài chính để vay vốn.
Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn có thể tìm kiếm nguồn vay từ các cá nhân, tổ chức khác có năng lực tài chính để cho vay.
Để một doanh nghiệp có khả năng vay tiền thì sẽ phải đáp ứng một số điều kiện cho vay. Sở dĩ như vậy là để đảm bảo doanh nghiệp khi đến hạn có thể trả cả gốc và lãi cho bên cho vay. Vậy, một số điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng như sau:
- Tài sản của doanh nghiệp phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Người đại diện doanh nghiệp đứng ra vay tiền phải có đủ năng lực hành vi dân sự và pháp luật dân sự.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, không bị suy yếu và có đủ khả năng để trả nợ (cả gốc lẫn lãi).
- Mục đích vay vốn phải chính đáng, minh bạch như mở rộng thị trường kinh doanh, thu mua nguyên vật liệu, mở rộng sản xuất,...
Doanh nghiệp được phép sử dụng vốn một cách linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình.
Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, tại điểm d khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.”
Đối với Công ty TNHH một thành viên, tại điểm e khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.”
Đối với Công ty cổ phần tại điểm h khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật Doanh nghiệp 2020.”
Đối với Công ty hợp danh tại điểm e khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020: “Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn.”
Từ những quy định trên của Luật Doanh nghiệp, có thể thấy doanh nghiệp vẫn có thể cho doanh nghiệp khác vay tiền.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, lãi suất vay sẽ do các bên thoả thuận. Theo đó, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như hình thức vay, thời hạn vay, điểm tích vay,... và theo thỏa thuận của các bên để bên cho vay xác định mức lãi suất áp dụng cho từng khoản vay, do đó mà lãi suất cho vay sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”. Tại quy định trên có thể thấy, mức lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm. Như vậy, mức lãi suất cho doanh nghiệp vay tiền với mức lãi suất cho cá nhân vay tiền là giống nhau.
Doanh nghiệp khi muốn thực hiện hoạt động huy động vốn thì có nhiều cách thức khác nhau, như huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu; huy động vốn bằng tín dụng thương mại; huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng; huy động vốn từ lợi nhuận không chia,... và nhiều cách thức huy động vốn khác.
Tuy nhiên, không phải trong bất kỳ trường hợp nào khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động vay tiền cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động huy động vốn mà nó còn phụ thuộc vào từng trường hợp vay cụ thể.
Khi cho doanh nghiệp vay tiền, rủi ro có thể gặp phải đó là tình trạng doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán. Lúc này, để đảm bảo quyền lợi thì bên cho vay có thể thực hiện việc khởi kiện cũng như yêu cầu doanh nghiệp phải chịu thêm khoản lãi chậm trả hoặc lãi quá hạn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên.
Sau khi Tòa án ra phán quyết thì có thể yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành đối với doanh nghiệp như kê biên tài sản, phong tỏa tài sản để đảm bảo khoản vay được trả cho bên cho vay.
Trong trường hợp khi cho doanh nghiệp vay tiền nhưng doanh nghiệp luôn thanh toán trễ hạn, việc cần làm nếu hợp đồng mua bán bị sót ràng buộc thời hạn thanh toán thì các bên có thể ký thêm phụ lục hợp đồng quy định ràng buộc về thời hạn thanh toán. Hoặc xác định liệu trong nội dung của các điều khoản trong hợp đồng đã có sự quy định gián tiếp về thời hạn thanh toán hay chưa.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện Cho doanh nghiệp vay tiền gồm:
- Tiếp nhận thông tin liên quan đến Cho doanh nghiệp vay tiền;
- Hỗ trợ, cung cấp thông tin cần thiết, quan trọng, cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi của khách hàng;
- Soạn thảo, hỗ trợ khách hàng soạn thảo hợp đồng cho vay.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Cho doanh nghiệp vay tiền NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn