QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN GIAO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Chuyển nhượng dự án đầu tư là quá trình chuyển giao một phần hoặc toàn bộ dự án hoạt động từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về vấn đề này. 

I. Thực trạng chuyển giao dự án đầu tư hiện nay

Thực trạng chuyển giao dự án đầu tư trong nước hiện nay ở Việt Nam còn khá hạn chế, mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát. Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Năng lực tiếp nhận của các nhà đầu tư trong nước còn yếu

- Cơ chế, chính sách về chuyển giao dự án đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện chuyển giao dự án

II. Tìm hiểu về chuyển giao dự án đầu tư

1. Chuyển giao dự án đầu tư là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì dự án đầu tư được hiểu là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Còn ta có thể hiểu chuyển nhượng dự án đầu tư là sự chuyển dịch một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư khi đáp ứng các điều kiện luật định về chuyển nhượng dự án.

Chuyển giao dự án đầu tư là gì?

2. Các hình thức chuyển giao dự án đầu tư

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chuyển giao dự án đầu tư có thể được thực hiện theo các hình thức sau:

- Chuyển nhượng vốn góp

Chuyển nhượng vốn góp là hình thức chuyển giao dự án đầu tư mà nhà đầu tư góp vốn trong dự án chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho nhà đầu tư khác. Chuyển nhượng vốn góp được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.

- Chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là hình thức chuyển giao dự án đầu tư mà nhà đầu tư sở hữu cổ phần trong dự án chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần của mình cho nhà đầu tư khác. Chuyển nhượng cổ phần được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hình thức chuyển giao dự án đầu tư mà nhà đầu tư có quyền sử dụng đất trong dự án chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất của mình cho nhà đầu tư khác. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.

- Chuyển nhượng tài sản khác liên quan đến dự án đầu tư

Chuyển nhượng tài sản khác liên quan đến dự án đầu tư là hình thức chuyển giao dự án đầu tư mà nhà đầu tư có tài sản khác liên quan đến dự án chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần tài sản đó cho nhà đầu tư khác. Chuyển nhượng tài sản khác liên quan đến dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

III. Quy định pháp luật về chuyển giao dự án đầu tư

1. Điều kiện chuyển giao dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 để chuyển nhượng hợp pháp dự án đầu tư, nhà đầu tư cần đáp ứng 6 điều kiện dưới đây:

- Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;

- Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này;

- Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

- Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;

- Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);

- Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.

Trình tự, thủ tục chuyển giao dự án đầu tư

2. Trình tự, thủ tục chuyển giao dự án đầu tư

*Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 31/2021/NĐ-CP:

- Hồ sơ chuyển giao dự án đầu tư gồm: 

+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

+ Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;

+ Hợp đồng hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư;

+ Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);

+ Bản sao Hợp đồng BCC (đối với dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC);

+ Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

(khoản 5 Điều 48 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

* Trình tự, thủ tục chuyển giao dự án đầu tư gồm: 

- Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư mà nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư trước khi dự án khai thác vận hành hoặc có sự thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư;

- Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mà việc chuyển nhượng dự án làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020.

* Thủ tục điều chỉnh dự án (1) và (2) thực hiện như sau:

- Bước 1: Nộp 08 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc nộp 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án;

- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư để quyết định điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

- Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mà việc chuyển nhượng dự án không làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận nhà đầu tư theo quy định sau:

- Bước 1: Nộp 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư, trong đó văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư được thay thế bằng văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020;

- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó, gửi Cơ quan đăng ký đầu tư;

- Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;

- Bước 6: Quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư ghi nhận nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, phần dự án chuyển nhượng (nếu có) và được gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.

- Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và đã đưa vào khai thác, vận hành thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư khi chuyển nhượng dự án.

- Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án được thực hiện như sau:

- Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư;

- Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư để điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại Điều 47 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

- Bước 3: Gửi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.

*  Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư:

- Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng trong các trường hợp nêu trên;

- Bước 2: Sau khi hoàn thành thủ tục quy định, nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

IV. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến chuyển giao dự án đầu tư

1. Các khoản thuế, phí phải nộp khi chuyển giao dự án đầu tư

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC điều chỉnh về thu nhập chịu thuế doanh nghiệp khi chuyển nhượng dự án đầu tư, tổ chức cá nhân chuyển nhượng không phải kê khai, nộp thuế GTGT.

Tuy nhiên, đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng dự án đầu tư, tổ chức, các nhân chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 20%.

Ngoài ra, với thu nhập này tổ chức, cá nhân phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và không được hưởng ưu đãi thuế TNDN, trừ phần thu nhập khi thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua.

Như vậy, tổ chức, cá nhân khi thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư phải nộp thuế TNDN mới mức thuế suất là 20%.

Những lưu ý khi thực hiện chuyển giao dự án đầu tư

2. Những lưu ý khi thực hiện chuyển giao dự án đầu tư

Chuyển giao dự án đầu tư là hoạt động phức tạp, có nhiều vấn đề cần lưu ý. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện chuyển giao dự án đầu tư:

- Lựa chọn hình thức chuyển giao dự án đầu tư phù hợp

- Thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định của pháp luật

- Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước

- Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường

Việc thực hiện chuyển giao dự án đầu tư đúng quy định của pháp luật sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia chuyển giao và nâng cao hiệu quả của hoạt

3. Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động thì nhà đầu tư có được chuyển giao dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác không?

Dự án đầu tư có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nhưng phải đáp ứng một số điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020, trong đó có điều kiện là dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư 2020 thì một trong các trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư chính là khi dự án đầu tư hết thời hạn hoạt động.

Như vậy, từ các quy định nêu trên, chúng ta có thể hiểu rằng dự án đầu tư hết thời hạn thì nhà đầu tư không thể chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác dù là một phần hay toàn bộ.

4. Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư có cần lập thành hợp đồng không?

Căn cứ khoản 4 Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:

Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.

Theo đó, tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc dự án đầu tư cần phải lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

5. Có cho phép việc nhà đầu tư chuyển giao dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khác hay không?

Căn cứ theo điểm d, khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 quy định Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;

Như vậy, khi nhận chuyển nhượng thì phải tiếp tục thực hiện dự án. Trường hợp muốn chuyển qua dự án khác thì phải làm thủ tục xin điều chỉnh dự án hoặc xin chấp thuận lại dự án từ đầu

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài chuyển giao dự án đầu tư. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về chuyển giao dự án đầu tư, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: