Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Do đó, nếu công ty chứng khoán phá sản thì cũng không có gì xa lạ với tất cả mọi người. Vậy thủ tục mở phá sản khi công ty chứng khoán phá sản được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.
Trong Thông tư số 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán có định nghĩa rõ thế nào là công ty chứng khoán. Theo đó, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản công ty chứng khoán là một tổ chức hoạt động có tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh chứng khoán được cấp bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Công ty chứng khoán phá sản là công ty đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, các chủ nợ hoặc chính bản thân công ty chứng khoán mắc nợ được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản công ty chứng khoán đến Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty chứng khoán đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc nơi công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài mắc nợ đặt trụ sở giao dịch chính theo quy định tại Điều 8 Luật phá sản 2014. Việc xác định thẩm quyền giải quyết phá sản thuộc về Tòa án cấp nào sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo như quy định. Nếu đủ điều kiện, Tòa án sẽ mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và tiến hành các hoạt động cần thiết khác. Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản công ty chứng khoán, Tòa án ưu tiên áp dụng các biện pháp cần thiết để khôi phục công ty chứng khoán. Nếu không được, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản công ty chứng khoán. Tài sản của công ty chứng khoán được thanh lý để trả cho các chủ nợ theo trình tự luật định.
Về tình trạng pháp lý sau khi công ty chứng khoán phá sản:
Căn cứ theo Điều 109 Luật phá sản 2014 quy định về việc gửi và thông báo quyết định tuyên bố công ty chứng khoán phá sản thì
Về nghĩa vụ về tài sản của công ty chứng khoán sau khi phá sản: Theo Điều 110 Luật phá sản 2014, công ty chứng khoán sau khi có quyết định tuyên bố phá sản có nghĩa vụ về tài sản sau:
Về việc cấm đảm nhiệm chức vụ đối với chủ công ty chứng khoán phá sản: Theo Điều 130 Luật phá sản 2014 quy định các cá nhân bị cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp phá sản cụ thể như sau:
Trên đây là toàn bộ những hậu quả pháp lý sau khi công ty chứng khoán phá sản:
Căn cứ Khoản 1 Điều 95 Luật Chứng khoán 2019 quy định công ty chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán trong các trường hợp sau đây:
- Không chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép; không khôi phục được hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoạt động đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn 02 năm liên tục;
- Có văn bản đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
- Công ty chứng khoán bị rút toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 94 của Luật Chứng khoán 2019 ;
- Không khắc phục được các vi phạm quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 94 của Luật Chứng khoán 2019 trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;
- Giải thể, phá sản, hợp nhất, bị chia, bị sáp nhập.
Như vậy, công ty chứng khoán bị rút toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trong trường hợp không khắc phục được tình trạng không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính bị đình chỉ hoạt động thuộc một trong các trường hợp công ty chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán nêu trên.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 210 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công ty chứng khoán nhận được quyết định mở thủ tục phá sản hoặc quyết định tuyên bố công ty chứng khoán phá sản theo thủ tục rút gọn, công ty chứng khoán phải thực hiện công bố thông tin về các quyết định này;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố theo quy định trên, công ty chứng khoán phải xây dựng phương án xử lý tài khoản tự doanh, hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực theo Mẫu số 84 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Công ty chứng khoán thực hiện theo phương án đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thực hiện tất toán tài sản khách hàng trong thời hạn không quá 45 ngày.
- Công ty chứng khoán thực hiện các thủ tục phá sản theo quy định tại Luật Phá sản;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố công ty chứng khoán phá sản, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Theo quy định tại Chương II Luật Phá sản 2014, Thủ tục phá sản của công ty chứng khoán được thực hiện như sau:
Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
- Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn. Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng...
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…
Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
- Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
- Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Đề nghị tuyên bố phá sản.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
- Thanh lý tài sản phá sản;
- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 95 Luật Chứng khoán 2019, công ty chứng khoán phá sản phải thực hiện những công việc khi bị thu hồi giấy phép hoạt động và kinh doanh chứng khoán bao gồm:
Căn cứ Điều 5 Luật Phá sản 2014, người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty chứng khoán bao gồm: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở của công ty chứng khoán; Người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.
Trong trường hợp công ty chứng khoán phá sản, việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ là một giải pháp hiệu quả. Sau khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ quyết định tạm đình chỉ các vụ việc có khả năng ảnh hưởng đến tài sản của các chủ thể có liên quan đến công ty chứng khoán, bất kể vụ việc đó đang được giải quyết ở giai đoạn tranh tụng hay thi hành án.
Do đó, ngay khi công ty chứng khoán phá sản thì các bên liên quan đến công ty chứng khoán cần phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đến với NPLaw, đội ngũ luật sư sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất khi bạn muốn thực hiện các thủ tục liên quan đến công ty chứng khoán phá sản:
Trên đây là những thông tin cơ bản về công ty chứng khoán phá sản. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực phá sản, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn