Thực tế nhiều doanh nghiệp do vô ý hoặc cố ý vi phạm quy định về quản lý thuế. Đối với trường hợp này, cơ quan thuế có thể cưỡng chế nợ tiền thuế hay không?
Trong quản lý thuế của mỗi quốc gia thì việc nợ thuế là điều khó tránh khỏi. Việc nợ thuế lớn đã gây chậm thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến sự nghiêm minh, công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong xã hội. Do đó, việc cưỡng chế nợ tiền thuế được doanh nghiệp và Nhà nước quan tâm. Theo báo cáo của Tổng cục thuế, lũy kế đến cuối tháng 11/2022, thu hồi nợ thuế ước đạt 29.416 tỷ đồng, đạt 70% so với chỉ tiêu thu nợ năm 2022.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, “thuế” được hiểu như sau:
“1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”
Việc khai thuế, nộp thuế được sử dụng bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý thuế 2019).
Cưỡng chế nợ thuế hay còn hiểu là cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là một trong những biện pháp được cơ quan thuế áp dụng để xử lý tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp có khả năng thu hồi theo quy định. Theo khoản 13 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019:
“13. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là việc áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.”
Vậy, cưỡng chế nợ thuế là biện pháp của cơ quan nhà nước buộc người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Theo khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 (hướng dẫn bởi Điều 31 đến 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP), biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế gồm:
“a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Ngừng sử dụng hóa đơn;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”
Vậy, hiện nay có 7 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Vậy, doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ bị cưỡng chế nợ tiền thuế.
Theo Chương II Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1795/QĐ-TCT quy trình cưỡng chế nợ tiền thuế như sau:
Riêng biện pháp đề nghị cơ quan hải quan cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thì quy trình thực hiện gồm:
Theo điểm a khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 (hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP), một trong các biện pháp cưỡng chế nợ tiền thuế là:
“a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;”
Vậy, doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế thì Cơ quan Thuế được quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản.
Theo Điều 124 Luật quản lý thuế 2019 (hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 06/2021/TT-BTC và Điều 66 Thông tư 80/2021/TT-BTC), một trong những trường hợp cưỡng chế nợ thuế là: “Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định” và “Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế”.
Vậy, doanh nghiệp nợ thuế quá 90 ngày hoặc khi hết thời hạn gia hạn nộp thuế thì bị cưỡng chế nợ thuế.
Theo khoản 3 Điều 127 Luật quản lý thuế 2019 về quyết định cưỡng chế:
“3. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ban hành quyết định; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.”
Vậy, quyết định cưỡng chế doanh nghiệp nợ tiền thuế có hiệu lực trong thời hạn 01 năm từ ngày ban hành quyết định. Nếu cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản thì có hiệu lực trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.
Thuế là một vấn đề phức tạp mà không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ đầy đủ chuyên môn và kiến thức về thuế. Để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của mình, doanh nghiệp có thể nhờ luật sư lĩnh vực thuế tư vấn, hỗ trợ.
NPLaw là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn