Quy định pháp luật về đăng ký dán nhãn năng lượng

Đăng ký dán nhãn năng lượng tại Việt Nam được triển khai theo hình thức tự nguyện từ năm 2006 và bắt buộc phải thực hiện (đối với một số phương tiện, thiết bị) kể từ 1/7/2013. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các về đề liên quan đến đăng ký dán nhãn năng lượng.

 Nhu cầu đăng ký dán nhãn năng lượng

I. Nhu cầu đăng ký dán nhãn năng lượng

Từ đầu năm 2022 đến nay, cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới đang diễn ra phức tạp và khó lường, giá dầu thô trên thế giới đã có lúc bị đẩy lên đến hơn 130 USD/thùng. Việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng trở nên khó khăn và cấp bách.Chính vì vậy, song song với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế. Đây được coi là giải pháp quan trọng giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Một trong những giải pháp quan trọng để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Bộ Công Thương khuyến cáo là sử dụng các sản phẩm, thiết bị có dán nhãn năng lượng, đặc biệt là nhãn năng lượng hiệu suất cao nhất.

Những sản phẩm được dán nhãn năng lượng là những sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn bắt buộc về hiệu suất năng lượng, giúp người mua biết được các thông tin, chỉ số và khả năng tiết kiệm điện của các thiết bị, từ đó có thể lựa chọn được sản phẩm chất lượng, hiệu suất năng lượng cao, tốn ít điện năng.

II. Quy định pháp luật liên quan đến đăng ký dán nhãn năng lượng

1. Thế nào là đăng ký dán nhãn năng lượng

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định về Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì. 

Đăng ký dán nhãn năng lượng là việc doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền được để được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng cho sản phẩm.

2. Danh mục phư ơng tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu đó là:

Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng

1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.

2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phô tô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.

3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.

4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.

3. Hồ sơ, thủ tụ c đăng ký dán nhãn năng lượng

  1. Hồ sơ

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của bộ công thương, hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị của cơ sở sản xuất gồm:

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 36/2016/TT-BCT;
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
  • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
  • Thủ tục
  • Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký
  • Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương. Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2  Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT  bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
  • Bước 2:  Đăng ký

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

  • Bước 3: Sau đăng ký

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

* Trường hợp đăng ký dán nhãn năng lượng lại:

  • Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
  • Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.
  •  Nội dung và thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng lại như quy định tại bước 1 đến bước 3 đã nêu.

III. Các thắc mắc liên quan đến đăng ký dán nhãn năng lượng

1. Doanh nghiệp có thể tự dán nhãn năng lượng sau khi đã đăng ký dán nhãn năng lượ ng với Bộ Công Thương hay không?

Đèn LED có cần phải dán nhãn​​​​​​​ năng lượng không?

Theo quy định  tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2016/TT-BCT: “Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.”

Như vậy, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương.

2. Đèn LED có cần phải dán nhãn​​​​​​​ năng lượng không?

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg, thì đèn LED thuộc nhóm thiết bị gia dụng thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

3. Máy điều hòa có phải dán nhã n năng lượng không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg, thì máy điều hòa nhiệt độ thuộc nhóm thiết bị gia dụng trong danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Do đó máy điều hòa nhiệt độ phải dán nhãn năng lượng.

IV. Dịch vụ  tư vấn pháp lý liên quan đến đăng ký dán nhãn năng lượng

Trên đây là những thông tin cơ bản về đăng ký dán nhãn năng lượng. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan