Nhu cầu đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý, xã hội và cá nhân. Việc hiểu rõ về nhu cầu này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về xu hướng di cư, mối quan hệ giữa các quốc gia và quyền lợi của cá nhân. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp các quy định pháp luật cụ thể liên quan đến việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Hiện nay, việc công bố số liệu chi tiết về nhu cầu đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam có thể bị hạn chế bởi đây là thông tin cá nhân liên quan đến quyền công dân, vì vậy việc công khai quá chi tiết có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của cá nhân. Tuy nhiên, Việt Nam là nước công nhận một quốc tịch. Do đó, có cơ sở hiểu rằng nhu cầu giữ quốc tịch Việt Nam vô cùng lớn.
Theo Điều 13 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) được quy định như sau:
“1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn có quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam.”
Như vậy, đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam.
Theo khoản 2 Điều 13 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn có quốc tịch Việt Nam.
Người Việt nam ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam.”
Như vậy, người Việt Nam ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định hiện hành thì được đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền.
Theo Khoản 2 Điều 13 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn có quốc tịch Việt Nam.
Người Việt nam ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam.”
Theo đó, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ có thẩm quyền chấp thuận việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Cơ quan đó sẽ có thể là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài là nơi tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Thôi quốc tịch là việc một cá nhân từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc người đó không còn là công dân Việt Nam và không còn hưởng các quyền lợi của công dân Việt Nam. Đây là căn cứ để xác định mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Đăng ký giữ quốc tịch là hành động khẳng định mong muốn tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam. Trường hợp được đăng ký là Người Việt nam ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại tại Điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Do đó, hai trường hợp này hoàn toàn tách biệt và không liên quan đến nhau. Trường hợp nộp đơn xin thôi quốc tịch thì sẽ bị mất quốc tịch và muốn được có lại quốc tịch Việt Nam thì được gọi là “được trở lại quốc tịch Việt Nam” theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Theo đó, tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch thì một trong các trường hợp để được trở lại quốc tịch Việt Nam có quy định :
“1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.”
Theo đó, hiện nay pháp luật chỉ quy định người Việt Nam ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam mà không có quy định hạn chế về giới hạn độ tuổi, do vậy có thể hiểu mọi Người Việt Nam đều có thể đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, người dưới 18 tuổi vẫn được đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật.
Luật Quốc tịch sửa đổi, bổ sung năm 2014 không còn quy định về thời hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam như Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và bổ sung quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam”. Như vậy, để phù hợp với việc không quy định thời hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, Luật bãi bỏ quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam nếu không thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch. Luật có 2 điều và có hiệu lực thi hành ngay từ ngày công bố (26/06/2014).
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thủ tục pháp lý của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn