Quy định pháp luật về đăng ký tàu biển

Cùng với xu hướng phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, ngành hàng hải phát triển ngày càng mạnh mẽ. Kéo theo đó là nhu cầu đăng ký tàu biển ngày một tăng cao.

Vậy thực trạng nhu cầu đăng ký tàu biển hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về đăng ký tàu biển hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến đăng ký tàu biển?

Thực trạng nhu cầu đăng ký tàu biển hiện nay

Để giải đáp vướng mắc này, NPLAW xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

I. Thực trạng nhu cầu đăng ký tàu biển hiện nay

Cùng với xu hướng phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, ngành hàng hải phát triển ngày càng mạnh mẽ. Kéo theo đó là nhu cầu đăng ký tàu biển ngày một tăng cao. Mặc dù, nhiều chủ tàu có nhu cầu đăng ký tàu biển nhưng thực tế phần lớn họ gặp nhiều khó khắn trong việc đăng ký tàu biển do không nắm rõ được quy định pháp luật hiện hành về đăng ký tàu biển. Nhằm giúp chủ tàu nắm được các quy định pháp luật về đăng ký tàu biển, hạn chế những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục này, Nplaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

II. Quy định củ a pháp luật về đăng ký tàu biển

Quy định pháp luật hiện hành về đăng ký tàu biển như sau:

1. Khái niệm đăng ký tàu biển

Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. (Theo Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015)

2. Các hình thứ c đăng ký tàu​​​​​​​ biển

Các hình thức đăng ký tàu biển  bao gồm:

-Đăng ký tàu biển không thời hạn;

-Đăng ký tàu biển có thời hạn;

 -Đăng ký thay đổi;

 -Đăng ký tàu biển tạm thời;

 -Đăng ký tàu biển đang đóng;

 -Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

(Theo Khoản 2 Điều 17 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015)

3. Nguyên tắc  đăng ký  tàu biển

Nguyên tắc đăng ký tàu biển

Nguyên tắc đăng ký tàu biển hiện hành như sau:

- Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

+ Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó. Trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai tổ chức, cá nhân trở lên thì việc đăng ký phải ghi rõ các chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tàu biển đó.

  • Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định theo pháp luật được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.
  • Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam;

+ Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xóa;

+ Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí.

- Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài.

(Theo Điều 18 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015)

4. Điều kiện​​​​​​​ đăng ký tàu biển

-   Tàu biển khi đăng ký phải có đủ điều kiện sau đây:

+ Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

+ Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

+ Tên gọi riêng của tàu biển;

+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;

+ Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

+ Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính Phủ;

+ Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

-   Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện trên phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.

(Theo Điều 20 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015)

III. Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển

Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển

Trình tự, thủ tục đăng ký tàu biển thực hiện lần lượt theo các bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tàu biển như sau:

* Trường hợp 1: Đăng ký tàu biển không thời hạn

Hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn, bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 171/2016/NĐ-CP;

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối

chiếu).

(Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 171/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 86/2020/NĐ-CP)

* Trường hợp 2: Đăng ký tàu biển có thời hạn

 Trường hợp 2.1: Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần, bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký (nếu tàu biển đó đăng ký ở nước ngoài) hoặc xóa đăng ký tàu biển (bản chính);

+ Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

+ Biên bản bàn giao tàu (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu biên bản bàn giao viết bằng ngôn ngữ nước ngoài)

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

 Trường hợp 2.2: Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký (nếu tàu biển đó đăng ký ở nước ngoài) hoặc xóa đăng ký tàu biển (bản chính);

+ Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

+ Biên bản bàn giao tàu (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu biên bản bàn giao viết bằng ngôn ngữ nước ngoài)

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

(Theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 171/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 86/2020/NĐ-CP)

*Trường hợp 3: Đăng ký tàu biển tạm thời

Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời, bao gồm:

 Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 171/2016/NĐ-CP;

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

+  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

 Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 171/2016/NĐ-CP;

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

+  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu, hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 171/2016/NĐ-CP;

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

(Theo Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 171/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 86/2020/NĐ-CP)

*Trường hợp 4: Đăng ký tàu biển đang đóng

Hồ sơ đăng ký tàu biển đang đóng, bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 171/2016/NĐ-CP;

+ Hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

+ Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính); trường hợp tàu không có sống chính thì sử dụng giấy xác nhận của cơ sở đóng tàu, đồng thời có xác nhận của tổ chức đăng kiểm giám sát về việc đã lắp ráp thân vỏ tàu đạt 50 tấn khối lượng hoặc 1% khối lượng toàn bộ ước tính của số vật liệu sử dụng làm thân vỏ tàu (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

(Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 171/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 86/2020/NĐ-CP)

*Trường hợp 5: Đăng ký tàu biển loại nhỏ

Hồ sơ đăng ký tàu biển loại nhỏ, bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 171/2016/NĐ-CP;

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản bàn giao tàu đối với tàu biển đóng mới (bản chính);

+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

(Theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 171/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 86/2020/NĐ-CP)

-Bước 2: Nộp hồ sơ

+ Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

-Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

-Bước 4: Xử lý hồ sơ

+ Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

+ Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

(Theo Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 13, Điều 14 Nghị định số 171/2016/NĐ-CP)

IV. Một​​​​​​​ số  câu hỏi thường gặp về đăng ký tàu biển

Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký tàu biển như sau:

1. Các loại tà u  biển nào bắt buộc phải đăng ký?

Các loại tàu biển sau đây bắt buộc phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:

- Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;

- Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;

- Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển có đặc điểm trên, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

(Theo Khoản 1 Điều 19 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015)

2. Tàu biển đang đóng có phải đăng ký tàu biển không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, trong trường hợp đang đóng tàu biển, chủ tàu biển có quyền đăng ký tàu biển này trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng. Như vậy, tàu biển đang đóng không bắt buộc phải đăng ký.

3. Đăng ký tàu biể n tại cơ quan nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định số 171/2016/NĐ-CP, đăng ký tàu biển được thực hiện tại các cơ quan sau:

- Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.

- Các chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.

  4. Lệ phí đăng ký tàu biển là bao nhiêu?

Lệ phí đăng ký tàu biển tuỳ thuộc vào hình thức đăng ký theo Mục II.1 trong bảng biểu mức thu phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải tại Thông tư số 189/2016/TT-BTC như sau:

Số TT

Tên phí, lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu
(đồng)

II

Biểu mức thu lệ phí

   

1

Lệ phí đăng ký tàu biển

a)

Đăng ký lần đầu (đăng ký không thời hạn)

 

- Tàu có tổng dung tích dưới 500 GT

GT-lần

3.000 (Mức thu tối thiểu không dưới 300.000)

 

- Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT

GT-lần

2.500

 

- Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT

GT-lần

2.000

 

- Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên

GT-lần

1.500

b)

Đăng ký có thời hạn, đăng ký tạm thời

30% mức thu đăng ký không thời hạn

c)

Đăng ký tàu biển đang đóng

30% mức thu đăng ký không thời hạn

 V. Luật sư tư vấn​​​​​​​ về thủ tụ c đăng ký tàu biển

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký tàu biển với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký tàu biển;

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký tàu biển;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện, hỗ trợ cùng khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-Nhận, thông báo và bàn giao kết quả cho khách hàng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về đăng ký tàu biển NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: