Quy định pháp luật về địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

Địa điểm kinh doanh là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc lựa chọn và đăng ký địa điểm kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. 

Nội dung bài viết dưới đây, NPLAW sẽ tư vấn pháp lý về địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài nhé. 

I. Tìm hiểu về địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

1. Địa điểm kinh doanh công ty có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu như thế nào?

Theo Khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm công ty có vốn đầu tư nước ngoài) là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Còn địa điểm kinh doanh là một trong những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Theo Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Như vậy, có thể hiểu: Địa điểm kinh doanh công ty có vốn đầu tư nước ngoài là nơi công ty có vốn nước ngoài tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

2. Hình thức thành lập địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể thành lập địa điểm kinh doanh để mở rộng hoạt động mà không cần đăng ký chi nhánh hoặc công ty con. Việc thành lập địa điểm kinh doanh có thể được thực hiện theo các hình thức sau:

  • Địa điểm kinh doanh phụ thuộc trụ sở chính: Địa điểm kinh doanh được đặt tại cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố so với trụ sở chính. 
  • Địa điểm kinh doanh phụ thuộc chi nhánh, văn phòng đại diện: Chỉ có thể thành lập nếu công ty đã có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

II. Quy định về địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

1. Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài như sau:

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở của địa điểm kinh doanh.

  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

2. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP trình tự, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

được quy định như sau: 

Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh

- Thông báo lập địa điểm kinh doanh.

+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.

+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

1. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài có bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật của công ty?

Các văn bản pháp luật hiện hành không quy định ai mới có quyền làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể quản lý hoạt động của địa điểm kinh doanh người đứng đầu phải đáp ứng những điều kiện nhất định, theo quy định của pháp luật không phải tất cả mọi người đều có thể trở thành người đứng đầu địa điểm kinh doanh mà phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Người từ đủ 18 tuổi.

+ Người có đủ năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

+  Không phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể kiêm nhiệm là người đứng đầu địa điểm kinh doanh, hay bất cứ người nào đáp ứng các điều kiện trên.

2. Nghĩa vụ thuế khi hoàn thành địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

  • Kê khai, nộp lệ phí môn bài: Căn cứ Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: “1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:… k) Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.” Mức nộp lệ phí môn bài của địa điểm kinh doanh là: 1.000.000 đồng/năm theo điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC. 
  • Kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng: Trường hợp địa điểm kinh doanh có phát sinh hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu, địa điểm kinh doanh phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Quản lý thuế 2019 
  • Khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Trường hợp địa điểm kinh doanh là đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì địa điểm kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phân phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan