QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ

Dịch vụ lặn giải trí là một trong những dịch vụ giải trí hiện đang phát triển mạnh tại các địa phương du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Bằng bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc một số thông tin pháp lý về dịch vụ lặn giải trí.

I. Nhu cầu kinh doanh dịch vụ lặn giải trí hiện nay

Nhu cầu kinh doanh dịch vụ lặn giải trí tại Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố thuận lợi với tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Bởi lẽ, điều kiện tự nhiên cũng như thị trường hiện nay đang vô cùng thuận lợi để phát triển dịch vụ này như:

  • Tài nguyên biển đa dạng và hấp dẫn: Việt Nam sở hữu bờ biển dài, nhiều hòn đảo đẹp, rạn san hô phong phú, hệ sinh vật biển đa dạng. Đây là những yếu tố hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tạo nền tảng vững chắc cho dịch vụ lặn giải trí phát triển.
  • Du lịch biển đảo ngày càng tăng trưởng: Số lượng du khách đến các vùng biển đảo Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là khách quốc tế. Đây là nguồn khách hàng tiềm năng lớn cho dịch vụ lặn giải trí.
  • Xu hướng du lịch trải nghiệm và khám phá: Du khách ngày nay có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm du lịch độc đáo, khám phá thiên nhiên. Lặn biển đáp ứng được nhu cầu này, mang đến cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp dưới lòng biển.
  • Nhận thức về sức khỏe và thể thao: Lặn biển không chỉ là hoạt động giải trí mà còn là môn thể thao giúp tăng cường sức khỏe. Xu hướng quan tâm đến sức khỏe ngày càng tăng, thúc đẩy nhu cầu tham gia các hoạt động thể thao dưới nước, trong đó có lặn biển.

II. Quy định pháp luật về dịch vụ lặn giải trí

1. Dịch vụ lặn giải trí là gì

Dịch vụ lặn biển giải trí là một hình thức du lịch thể thao dưới nước, cho phép người tham gia khám phá vẻ đẹp của thế giới đại dương. Loại hình dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến, thu hút đông đảo du khách bởi những trải nghiệm độc đáo và thú vị mà nó mang lại.

Các loại hình lặn biển giải trí phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Lặn biển bằng ống thở (snorkeling).
  • Lặn biển có bình dưỡng khí (scuba diving.
  • Lặn biển tự do (freediving.

2. Dịch vụ lặn giải trí có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không

Căn cứ nội dung Phụ lục IV về Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Luật Đầu tư năm 2020 thi dịch vụ lặn giải trí không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 55 Luật Thể dục, Thể thao 2006, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao chỉ được hoạt động kinh doanh khi đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định pháp luật liên quan.

Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lặn giải trí (hoạt động thể thao) bao gồm:

- Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

- Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

Như vậy, để tổ chức kinh doanh dịch vụ lặn giải trí, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định.

A couple of scuba divers underwater

AI-generated content may be incorrect.

3. Kinh doanh dịch vụ lặn giải trí có cần thành lập công ty không

Việc kinh doanh dịch vụ lặn giải trí được xem là hoạt động kinh doanh thể thao. Khoản 2 Điều 54 Luật Thể dục, Thể thao năm 2006 quy định như sau:

“2. Các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm đơn vị sự nghiệp thể thao, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao”.

Theo đó, để kinh doanh dịch vụ lặn giải trí thì Quý Khách hàng không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp mà có thể thành lập hộ kinh doanh.

III. Giải đáp một số câu hỏi về kinh doanh dịch vụ lặn giải trí

1. Số lượng tối thiểu của hoạt động lặn ở vùng nước mở của Trưởng nhóm lặn của cơ sở kinh doanh Dịch vụ lặn giải trí có bình dưỡng khí?

Số lượng tối thiểu của hoạt động lặn ở vùng nước mở của trưởng nhóm lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí được quy định tại tiểu mục 11.3 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13552-3:2022 (ISO 24801-3:2014) về Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 3: Cấp độ 3 - Trưởng nhóm lặn, cụ thể như sau:

“Để được chứng nhận là một thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3, học viên phải được ghi nhận tối thiểu 60 lần lặn ở vùng nước mở hoặc 50 lần lặn ở vùng nước mở với tổng thời gian ở dưới nước tích lũy đạt 25 h. Tối thiểu 40 lần lặn trong số các lần lặn nêu trên phải được hoàn thành sau cấp độ 2 theo quy định tại TCVN 13552-2 (ISO 24801-2).

Tối thiểu 30 lằn lặn ở vùng nước mở phải bao gồm cảng nhiều các các yếu tố môi trường cảng tốt để bảo đảm học viên thu được nhiều kinh nghiệm. Ví dụ về các yếu tố môi trường khắt khe hơn như sau:

- tầm nhìn thấp (nhỏ hơn 2 m theo đường nằm ngang);

- dòng chảy (lớn hơn 0,25 m/s);

- nước lạnh (thấp hơn 10 °C).

Nếu môi trường tại chỗ không gồm bất kỳ yếu tố nào vừa đề cập, kinh nghiệm lặn của ứng viên cần được mở rộng bằng việc hoàn thành số lần lặn nhiều hơn và/hoặc lặn ở độ sâu lớn hơn (ví dụ: hơn 30 m)”.

Như vậy, số lượng tối thiểu của hoạt động lặn ở vùng nước mở của Trưởng nhóm lặn của cơ sở kinh doanh Dịch vụ lặn giải trí có bình dưỡng khí là tối thiểu 60 lần lặn ở vùng nước mở hoặc 50 lần lặn ở vùng nước mở với tổng thời gian ở dưới nước tích lũy đạt 25 h. 

2. Trưởng nhóm lặn của cơ sở kinh doanh Dịch vụ lặn giải trí có bình dưỡng khí cần đáp ứng các yêu cầu gì về kỹ năng?

Trưởng nhóm lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cần đáp ứng các yêu cầu kỹ năng được nêu tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13552-3:2022 (ISO 24801-3:2014) về Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 3: Cấp độ 3 - Trưởng nhóm lặn, cụ thể phải thực hiện thành thạo ở phạm vi độ sâu và điều kiện môi trường đặc trưng cho những người thường xuyên đáp ứng được các hoạt động lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3, bao gồm:

- Kỹ năng lặn

- Chỉ dẫn lặn

- Tiến hành lặn

- Các quy trình sau lặn

+ Quy trình rời khỏi môi trường lặn;

+ Thảo luận;

+ Kiểm tra việc tính độ giảm áp và xem xét các yếu tố khác ảnh hưởng tới khi thở ra (ví dụ: đi máy bay và các thay đổi khác về độ cao, các hoạt động thể chất);

+ Bảo dưỡng và bảo trì thiết bị sau khi lặn;

+ Ghi chép lại cuộc lặn.

- Cứu hộ thợ lặn: Phải hoàn thành chương trình đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3 về kỹ năng cứu hộ thợ lặn và phải thực hành kỹ năng cứu hộ thợ lặn bằng cách thực hiện tối thiểu một hoạt động cứu hộ ở vùng nước mở.

Kỹ năng cứu hộ phải bao gồm:

+ Nhận diện các tình huống khẩn cấp (ví dụ: mất nguồn cấp khí thở, thiếu phản hồi);

+ Kỹ thuật tìm kiếm căn bản dưới nước;

+ Phục hồi khi gặp tai nạn do độ sâu;

+ Hành động bề mặt khẩn cấp hiệu quả;

+ Phục hồi khi gặp tai nạn trong vùng nước;

+ Quản lý tình huống khẩn cấp bao gồm việc phối hợp với dịch vụ khẩn cấp.

- Sơ cứu: Phải hoàn thành khóa sơ cứu và hồi sức tim phổi (CPR) được công nhận bởi một cơ sở đào tạo và có bằng cấp hoặc chứng chỉ hợp lệ.

- Quản lý ôxy trong tình huống khẩn cấp: Phải hoàn tất đào tạo về quản lý ôxy khẩn cấp. Hoạt động đào tạo này phải gồm chỉ dẫn lý thuyết về các nguyên tắc y tế liên quan và hướng dẫn thực hành sử dụng một đơn vị ôxy khẩn cấp.

3. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lặn giải trí

Tuỳ thuộc loại hình công ty mà Quý Khách hàng dự kiến thành lập để kinh doanh dịch vụ lặn giải trí mà hồ sơ thành lập cũng có sự khác nhau nhất định. Cụ thể: 

- Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên (MTV)

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên;
  • Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;
  • Bản sao hợp lệ CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu là cá nhân và người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là tổ chức;
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.

- Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Bản sao hợp lệ CCCD/ hộ chiếu của các thành viên, của người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức;
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

- Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;
  • Điều lệ công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Bản sao hợp lệ CCCD/ hộ chiếu của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức;
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

4. Kinh doanh dịch vụ lặn giải trí xảy ra chết người thì trách nhiệm và bị xử lý như thế nào?

Trong trường hợp xảy ra chết người khi sử dụng dịch vụ lặn giải trí, đơn vị cung cấp dịch vụ lặn có thể phải chịu trách nhiệm khi xem xét các yếu tố như:

Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm của hướng dẫn viên trong trường hợp khách du lịch gặp sự cố bao gồm:

  • Việc đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn của đơn vị cung cấp dịch vụ lặn giải trí: Trong trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ đã tuân thủ quy định pháp luật, đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn khi cung cấp dịch vụ lặn giải trí thì việc xảy ra chết người không phải lỗi liên quan đến điều kiện hoạt động, trang thiết bị của đơn vị cung cấp.
  • Thoả thuận giữa khách hàng sử dụng dịch vụ và đơn vị cung cấp dịch vụ lặn giải trí: Thông thường, trong quá trình thoả thuận hợp đồng, các bên thường ghi nhận điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp phát sinh rủi ro, sự cố. Do đó, tuỳ thuộc vào thực tế nội dung thoả thuận mà trách nhiệm của các bên cũng sẽ được xác định khác nhau.

A group of people under water with fish

AI-generated content may be incorrect.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp ký về dịch vụ lặn giải trí

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định về dịch vụ lặn giải trí của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về dịch vụ lặn giải trí. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thủ tục pháp lý của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan