QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rất quan trọng vì nhiều lý do. Trước hết, hiểu rõ các quy định này giúp đảm bảo an toàn cho con người và tài sản, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Việc tuân thủ các quy định về PCCC cũng là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở kinh doanh, tòa nhà, công trình xây dựng được phép hoạt động hợp pháp. Ngoài ra, còn giúp các cá nhân và doanh nghiệp tránh được các vi phạm pháp luật, từ đó tránh các hình phạt và trách nhiệm pháp lý nghiêm trọng. Hơn nữa, việc tuân thủ các tiêu chuẩn PCCC còn góp phần xây dựng môi trường sống và làm việc an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững xã hội. Để hiểu hơn, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Quy định pháp luật về điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy:

I. Nhu cầu điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy

Nhu cầu điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy

Hiện nay, nhu cầu đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trở nên cấp thiết do sự phát triển nhanh chóng của đô thị, khu công nghiệp và các tòa nhà cao tầng. Với nguy cơ hỏa hoạn ngày càng tăng, việc tuân thủ các quy định pháp luật về PCCC không chỉ bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản mà còn là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở được phép hoạt động. Đồng thời, nhận thức về an toàn của cộng đồng và yêu cầu từ các công ty bảo hiểm cũng thúc đẩy việc nâng cao các biện pháp PCCC. Các biện pháp này bao gồm trang bị thiết bị PCCC hiện đại, đào tạo kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, và thực hiện bảo dưỡng định kỳ hệ thống PCCC, nhằm tạo ra môi trường sống và làm việc an toàn, bền vững.

II. Các quy định liên quan đến điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy

1. Điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy là gì?

Điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy cho các cơ sở như sau: 

Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III: 

  • Nội quy và hướng dẫn PCCC: Cơ sở cần có các biển cấm, biển báo, sơ đồ hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy (PCCC), và thoát nạn. Các biển này phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn về PCCC, hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Lực lượng PCCC cơ sở: Cơ sở phải có lực lượng PCCC được huấn luyện nghiệp vụ và sẵn sàng chữa cháy tại chỗ. Lực lượng này phải tương ứng với loại hình cơ sở, trừ một số trường hợp đặc biệt quy định tại Nghị định.
  • Phương án chữa cháy: Cơ sở cần có phương án chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hệ thống an toàn điện và nguồn nhiệt: Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, và việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn theo quy chuẩn PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Hệ thống hỗ trợ chữa cháy: Cơ sở cần có các hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy. Ngoài ra, cần có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về PCCC, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, và các phương tiện cứu người đảm bảo về số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Giấy chứng nhận PCCC: Cơ sở phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có), và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC từ cơ quan Cảnh sát PCCC đối với các dự án và công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V của Nghị định, trừ một số trường hợp đặc biệt liên quan đến quốc phòng.

Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV:

  • Các điều kiện cơ bản: điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; Đối với cơ sở thuộc danh mục Phụ lục V, phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có), và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC.
  • Hệ thống hỗ trợ chữa cháy: Phải có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy. Hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC và phương tiện cứu người đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn PCCC.
  • Quy định và phân công nhiệm vụ: Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ về PCCC. Người làm nhiệm vụ PCCC phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định.

2. Cơ sở nào cần đáp ứng điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy?

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ thì Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Có thể kể đến một số cơ sở như: 

  • Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp.
  • Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.
  • Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.
  • Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
  • Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung.

=> chỗ này vẫn chưa nêu rõ cơ sở nào cần đáp ứng điều kiện

3. Thủ tục, hồ sơ công nhận cơ sở đáp ứng điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy

Hiện nay, chưa có một quy định cụ thể về trình tự công nhận điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng thông trường sẽ trải qua các bước cơ bản sau: 

Bước 1: Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy

Hồ sơ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị đã đủ điều kiện về PCCC do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận;
  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận thẩm quyền về PCCC;
  • Văn bản nghiệm thu về việc PCCC đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về PCCC khi hoán cải hay đóng mới;
  • Bản sao có công chứng Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy thì cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận PCCC. Nếu ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có giấy ủy quyền kèm theo. Đối với một số dự án, công trình đặc biệt, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xin giấy chấp thuận về địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế công trình. Chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới nộp 02 bộ hồ sơ xin thẩm duyệt tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật…

Bước 3: Nộp, nhận, điều chỉnh thông tin hồ sơ (trong trường hợp hồ sơ cần bổ sung, điều chỉnh)

Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Hoặc các cơ quan quản lý trực thuộc sau: Cảnh sát PCCC cấp tỉnh hoặc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cục cảnh sát PCCC và cứu nạn tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; Nếu hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần, Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại và viết phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.

Bước 4: Chuẩn bị cơ sở đáp ứng yêu cầu khi có thanh tra thực tế

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy

1. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy cơ sở kinh doanh có bị đình chỉ hoạt động không?

Theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp bị tạm đình chỉ khi Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.

2. Cơ quan nào quản lý, xử phạt các vấn đề liên quan đến điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy?

Theo khoản 6 Điều 51 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định Bộ công an có trách nhiệm Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

3. Chung cư mini cao từ 5 tầng trở lên thì phải bảo đảm các điều kiện gì về an toàn phòng cháy và chữa cháy?

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

(2) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

(3) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

(4) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

(5) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy,

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố,

Hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác,

Phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

(6) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với chung cư mini cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 

4. Phát hiện vi phạm về điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy thì cần làm gì?

Chương VIII của Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đối với các cơ quan như Bộ công an, Ủy ban nhân dân các cấp, khi phát hiện vi phạm về điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy thì sẽ tiến hành xử lý vi phạm. 

Khoản 2 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013  có quy định cá nhân có trách nhiệm ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Như vậy, công dân Việt Nam có trách nhiệm ngăn chặn vi phạm quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy. 

Trường hợp người dân phát hiện vi phạm?

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy:

  • Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
  • Hỗ trợ trong việc soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan