Hiện nay các doanh nghiệp nội địa kinh doanh các mặt hàng đa dạng đang ngày càng nhiều và phát triển. Vậy quy định pháp luật về doanh nghiệp nội địa như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Doanh nghiệp nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo tồn văn hóa địa phương. Họ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp nội địa được hiểu là một công ty thực hiện hoạt động kinh doanh của mình ở nước sở tại. Doanh nghiệp nội địa thường bị đánh thuế khác so với doanh nghiệp nước ngoài và có thể phải trả thuế hoặc phí đối với các sản phẩm mà họ nhập khẩu. Thông thường, một doanh nghiệp nội địa có thể dễ dàng hoạt động kinh doanh ở những nơi trong nước mà họ đăng ký hoạt động.
Các doanh nghiệp nội địa được đặt tại một quốc gia khác so với quốc gia ban đầu của họ được gọi là các doanh nghiệp nước ngoài.
Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp có vốn của nhà đầu tư nước ngoài không phải là doanh nghiệp nội địa.
Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thì hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan là hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.
Do đó hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất là hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.
Thứ nhất: Kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được định nghĩa là một tổ chức có tên riêng, sở hữu tài sản, có trụ sở giao dịch, và được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật với mục đích kinh doanh. Có bốn loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, đó là Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty một thành viên và công ty hai thành viên trở lên), Doanh nghiệp tư nhân, và Công ty hợp danh.
Trong Công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành cổ phần, cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, và số lượng cổ đông không hạn chế. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, và có quyền chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh được quy định là tổ chức do một cá nhân hoặc một nhóm người, bao gồm các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoặc là một hộ gia đình làm chủ. Hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp sử dụng từ mười lao động trở lên, hộ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. Mọi thông tin chi tiết về quá trình thành lập, chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh được điều chỉnh cụ thể trong chương VIII của Nghị định liên quan.
Thứ ba: Kinh doanh dưới hình thức hợp tác xã:
Hợp tác xã được định nghĩa là tổ chức kinh tế tập thể, có tính đồng sở hữu và tư cách pháp nhân, được thành lập bởi ít nhất bảy thành viên tự nguyện hợp tác nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm tạo ra việc làm và đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Hợp tác xã thực hiện hoạt động của mình trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý, theo quy định chi tiết trong Luật Hợp tác xã 2012.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:
Doanh nghiệp chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Như vậy, doanh nghiệp nội địa Việt Nam bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
Theo kết luận của Tổng cục Hải quan tại Công văn 3269/TCHQ-TXNK năm 2022 về chính sách thuế đối với hàng hóa doanh nghiệp nội địa thuê mượn của doanh nghiệp chế xuất theo hình thức tạm nhập- tái xuất để phục vụ sản xuất như sau:
- Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng thuê, mượn để phục vụ sản xuất thì doanh nghiệp nội địa không thuộc trường hợp được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, doanh nghiệp nội địa phải kê khai nộp thuế nhập khẩu khi tạm nhập và không thuộc trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp khi tái xuất theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
- Đồng thời, trong công văn Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan tỉnh thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu với các quy định nêu trên và hướng dẫn tại công văn số 1400/TCHQ-TXNK ngày 21/4/2022 của Tổng cục Hải quan để thực hiện theo đúng quy định.
Căn cứ khoản 12 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
- Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:
+ Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất
+ Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.
Do vậy, doanh nghiệp trong khu chế xuất không được bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp nội địa bằng ngoại tệ.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài doanh nghiệp nội địa. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về doanh nghiệp nội địa, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn