Quy định pháp luật về doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ, còn được gọi là micro business, là một loại hình doanh nghiệp với quy mô rất nhỏ. Thông thường, chúng chỉ bao gồm một hoặc hai người làm việc, thường là chủ sở hữu và một số nhân viên. Chúng thường hoạt động với ngân sách hạn chế và phụ thuộc nhiều vào sự sáng tạo và linh hoạt của chủ sở hữu. 

I. Tìm hiểu về doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ, hay còn gọi là microenterprise, là một phần không thể thiếu trong cấu trúc kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam. Với quy mô nhỏ, thường không quá 10 người lao động tham gia BHXH và tổng doanh thu năm không quá 3 tỷ đồng (khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP), doanh nghiệp siêu nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, đồng thời góp phần vào sự phát triển của các khu vực kinh tế mà doanh nghiệp lớn không thể tiếp cận.

Doanh nghiệp siêu nhỏ thường linh hoạt và thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Chúng có khả năng tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, từ đó tăng cường sự cạnh tranh và đổi mới chung trong nền kinh tế. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung cho cả nước.

Một trong những lợi ích chính của doanh nghiệp siêu nhỏ là khả năng tạo ra việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Do quy mô nhỏ và sử dụng ít vốn hơn, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận hơn với các nguồn lực và cơ hội kinh doanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực và khu vực mà doanh nghiệp lớn không hoạt động. Điều này giúp họ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động có trình độ và kinh nghiệm thấp hơn, từ đó cải thiện đời sống kinh tế của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

II. Quy định pháp luật về doanh nghiệp siêu nhỏ

1. Hiểu như thế nào về doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ là một khái niệm được sử dụng để chỉ đến các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thường hoạt động với ít hơn 10 nhân viên và được bắt đầu với một lượng vốn nhỏ từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác.

Hiểu như thế nào về doanh nghiệp siêu nhỏ

2. Tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Như vậy, tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ gồm lĩnh vực hoạt động, người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm, tổng doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn của năm.

3. Những ngành nghề mà doanh nghiệp siêu nhỏ có thể hoạt động

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể kinh doanh những ngành nghề thuộc các lĩnh vực nêu trên.

III. Một số thắc mắc về doanh nghiệp siêu nhỏ

1. Doanh thu có phải là tiêu chí để xác định quy mô của doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Như vậy, doanh thu của năm cũng là một tiêu chí để xác định quy mô của doanh nghiệp.

Doanh thu có phải là tiêu chí để xác định quy mô của doanh nghiệp

2. Nguyên tắc hỗ trợ đối với doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa,...”

Tại Điều 5 Luật này quy định về nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các nguyên tắc sau:

-Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

-Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.

-Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.

-Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.

-Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.

-Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.

-Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ gồm các nguyên tắc nêu trên.

3. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên tiêu chí nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 132/2018/TT-BTC quy định như sau:

-Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này.

-Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư này hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này.

Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên tiêu chí: thu nhập tính thuế hoặc tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên tiêu chí nào?

4. Doanh nghiệp siêu nhỏ được hưởng những quyền lợi gì?

Doanh nghiệp siêu nhỏ được hưởng những quyền lợi sau:

-Không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

-Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính về thuế, kế toán đơn giản (khoản 2 Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017)

-Không buộc phải bố trí kế toán trưởng và có thể thuê dịch vụ tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ (khoản 1, khoản 3 Điều 8 Thông tư 132/2018/TT-BTC)

5. Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải có kế toán trưởng?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 132/2018/TT-BTC quy định như sau: Các doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có thể tự tổ chức thực hiện công tác kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư này.

Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải có kế toán trưởng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan doanh nghiệp siêu nhỏ

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về doanh nghiệp siêu nhỏ mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan