Khi doanh nghiệp không còn khả năng hoạt động, sẽ có quyền tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Vậy quy định pháp luật về đơn đề nghị tuyên bố phá sản như thế nào? Và đơn đề nghị tuyên bố phá sản cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề này.
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, không thể kể đến dịch bệnh vừa qua với nhiều các nhiều lý do mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, kiệt quệ, nợ nần. Không ít doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Tại thời điểm mà doanh nghiệp không thể thanh toán được thì việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp cũng là một lựa chọn tốt đối với chủ doanh nghiệp để vượt qua tình trạng khó khăn các doanh nghiệp thường lựa chọn phá sản để giải quyết tình trạng khó khăn này.
Tình hình dịch bệnh do vi rut Covid-19 không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, mà nó còn có khả năng gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu gặp những khó khăn và nguy cơ mất khả năng thanh toán. Đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa khắc phục được hậu quả mà dịch covid để lại. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về đơn đề nghị để đăng ký tuyên bố phá sản cho doanh nghiệp cũng được quan tâm và tìm hiểu nhiều.
Khái quát về đơn đề nghị tuyên bố phá sản như sau:
Đơn đề nghị tuyên bố phá sản là văn bản được lập ra để yêu cầu về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nội dung đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung yêu cầu, cũng như lý do tuyên bố phá sản.
Vai trò của đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp chính là khi doanh nghiệp không còn có khả năng hoạt động, những người theo quy định của luật phá sản có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.Việc yêu cầu tuyên bố phá sản là một hình thức để thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, cũng như nhằm giải thoát doanh nghiệp khỏi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ không có khả năng thực hiện.
Những thông tin cần có của một đơn đề nghị tuyên bố phá sản như sau:
- Kính gửi Toà án nhân dân nơi doanh nghiệp hoạt động
- Cần ghi rõ thông tin người làm đơn trong đó gồm: họ và tên, ngày sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại,…Trong trường hợp thông tin là tổ chức thì gần ghi rõ: Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật…
- Lý do, thông tin doanh nghiệp tuyên bố phá sản
Quy định pháp luật về đơn đề nghị tuyên bố phá sản như sau:
Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở tục phá sản gồm:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản cho cơ quan có thẩm quyền khi nhận thấy doanh nghiệp đang mất khả năng thanh toán theo quy định pháp luật, việc này làm tránh phát sinh những hậu quả tài chính không đáng có, đồng thời tránh phải bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra
Theo Điều 26, Điều 27, Điều 28 Luật Phá sản 2014 đơn đề nghị tuyên bố phá sản cần có những nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo Điều 6 Luật phá sản 2014 quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp , hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo quy định tại Theo Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, đơn đề nghị tuyên bố phá sản chính là điều kiện cần trước khi thực hiện thủ tục phá sản.
Căn cứ Điều 5 Luật phá sản 2015 quy định:
Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và người làm đơn đề nghị tuyên bố phá sản gồm: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Người có quyền làm đơn đề nghị tuyên bố phá sản gồm: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng; Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, người làm đơn đề nghị tuyên bố phá sản và người yêu cầu mở thủ tục phá sản là hai nhóm chủ thể khác nhau.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đơn đề nghị tuyên bố phá sản. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về đơn đề nghị tuyên bố phá sản, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn