Quy định pháp luật về giấy mua bán đất viết tay 

Tìm hiểu quy định pháp luật về giấy mua bán đất viết tay là rất quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên trong giao dịch bất động sản. Giấy mua bán đất viết tay thường được sử dụng khi các bên không thể lập hợp đồng chính thức qua văn phòng công chứng, nhưng nếu không tuân thủ đúng quy định pháp luật, giấy tờ này có thể không được công nhận hoặc dẫn đến tranh chấp pháp lý. Việc hiểu rõ các yêu cầu pháp lý và các yếu tố cần thiết trong giấy mua bán đất viết tay giúp tránh được các rủi ro như tranh chấp về quyền sở hữu, khiếu nại về tính hợp pháp của hợp đồng, và các vấn đề liên quan đến thuế và đăng ký quyền sử dụng đất. Đồng thời, nó cũng giúp các bên thực hiện giao dịch một cách chính xác, đảm bảo rằng quyền lợi của mình được bảo vệ và mọi thủ tục pháp lý được thực hiện đúng quy định.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết với tiêu đề Quy định pháp luật về giấy mua bán đất viết tay sau đây: 

Thực trạng liên quan đến giấy mua bán đất viết tay

I. Thực trạng liên quan đến giấy mua bán đất viết tay

Thực trạng liên quan đến giấy mua bán đất viết tay hiện nay cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu ý. Mặc dù hình thức này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán đất không chính thức do các bên không muốn hoặc không thể thực hiện hợp đồng qua văn phòng công chứng, nhưng giấy mua bán đất viết tay thường tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Nhiều giao dịch dựa trên giấy tờ viết tay có thể gặp khó khăn trong việc chứng minh tính hợp pháp, gây tranh chấp về quyền sở hữu và tính hợp lệ của giao dịch. Bên cạnh đó, việc thiếu sự chứng thực chính thức từ cơ quan chức năng có thể dẫn đến tình trạng gian lận hoặc xung đột về quyền sử dụng đất. Do đó, nhiều giao dịch bất động sản hiện nay vẫn khuyến khích việc thực hiện hợp đồng qua hình thức công chứng để đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch.

Các quy định liên quan đến giấy mua bán đất viết tay

II. Các quy định liên quan đến giấy mua bán đất viết tay

1. Thế nào là giấy mua bán đất viết tay

Giấy mua bán đất viết tay được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng hình thức văn bản viết tay, không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Giấy mua bán đất viết tay có hiệu lực không?

Khoản 3 Điều 27 Luật đất đai 2024 quy định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực trừ hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực nên bị vô hiệu do không tuân thủ về mặt hình thức. Có thể nói rằng giấy viết tay mua bán đất không có giá trị pháp lý. 

3. Trường hợp nào thì giấy mua bán đất viết tay có hiệu lực

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp sử dụng đất sau đây do nhận chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật nhưng có chữ ký của các bên liên quan mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp giấy tờ về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Nghị định này:

-Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai;

-Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai;

-Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất của người nhận thừa kế quyền sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 45 của Luật Đất đai.

III. Các thắc mắc liên quan đến giấy mua bán đất viết tay

1. Đã ký giấy mua bán đất viết tay rồi thì có ký lại hợp đồng khác tại văn phòng công chứng không?

Pháp luật hiện nay chưa có quy định về trường hợp này. Xét trên lĩnh vực dân sự, đây là một giao dịch dân sự nên tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nên trường hợp các bên đã có giấy mua bán viết tay mà muốn ký lại hợp đồng khác theo đúng quy định pháp luật tại văn phòng công chứng vẫn được thực hiện. 

2. Giấy mua bán đất viết tay có công chứng được không?

Tại Bộ luật dân sự năm 2015 điều 119 đã quy định, hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản, lời nói hay bằng hành vi cụ thể. Do vậy, giấy mua bán đất viết tay cũng được xem là việc chuyển nhượng QSDĐ bằng văn bản. Như vậy, giấy mua bán đất viết tay vẫn có thể công chứng được. 

3. Có thể huỷ giấy mua bán đất viết tay không?

Khoản 3 Điều 27 Luật đất đai 2024 và Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: 

Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên, nếu các giao dịch về nhà đất bằng giấy tay không được công nhận và bị Tòa tuyên vô hiệu thì nếu các bên không thương lượng được vẫn có thể yêu cầu Tòa hủy bỏ giao dịch. 

4. Khi nào giao dịch mua bán đất bằng giấy viết tay được công nhận?

Trường hợp 1:  Khoản 1 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP 

-Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai;

-Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai;

-Sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất của người nhận thừa kế quyền sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 45 của Luật Đất đai.

Trường hợp 2: Khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự 2015: một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng và có yêu cầu thì vẫn được Tòa án quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng theo yêu cầu.

5. Trường hợp nào mua đất bằng giấy viết tay được cấp sổ đỏ?

Như đã phân tích ở trên, chỉ có 2 trường hợp giấy viết tay mua bán nhà đất được cấp sổ đỏ.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến giấy mua bán đất viết tay

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến giấy mua bán đất viết tay:

-Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến giấy mua bán đất viết tay.

Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh đến giấy mua bán đất viết tay.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến giấy mua bán đất viết tay NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan