Theo quy định của Luật quản lý ngoại thương đối với một số hàng hóa nhất định khi quá cảnh hàng hóa phải có Giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ công thương. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến giấy phép quá cảnh hàng hóa.
Việt Nam nằm giữa trục hành lang Đông Tây và ngăn cách một số nước với biển Đông, vì vậy hàng hóa nhập khẩu vào những nước này đều phải quá cảnh qua lãnh thổ nước ta. Trong Luật Thương mại năm 2005, Chính phủ đã đưa ra những quy định rất chi tiết và rõ ràng về việc quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Thực trạng hiện nay, có nhiều quốc gia đều quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam bởi vị trí địa lý thuận tiện. Chính vì lẽ đó, nhu cầu xin giấy phép quá cảnh hàng hóa hiện nay cũng ngày càng tăng cao.
Căn cứ theo quy định tại Điều 241 Luật Thương mại 2005 quy định về quá cảnh hàng hóa cụ thể như sau:
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
Như vậy, giấy phép quá cảnh hàng hóa là văn bản do Bộ công thương ban hành cho chủ hàng để cho phép họ được quá cảnh hàng hóa của mình một cách hợp pháp.
Hồ sơ
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về hồ sơ, quy trình cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ: Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện vận chuyển; tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính.
+ Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.
+ Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.
- Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định pháp luật: Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương bao gồm:
+ Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện vận chuyển; tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính.
+ Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.
+ Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.
Thủ tục
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
Bước 2: Nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).
Bước 3: Giải quyết hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu chủ hàng hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của chủ hàng, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trả lời chủ hàng bằng văn bản.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
Bước 2: Nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).
Bước 3: Giải quyết hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản gửi chủ hàng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép quá cảnh cho chủ hàng.
Trường hợp không cấp Giấy phép quá cảnh, Bộ Công Thương có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, chủ hàng gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép.
Tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT có quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa, nội dung mẫu đơn đăng ký giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm:
Thông tin của chủ hàng;
Tên hàng hóa quá cảnh, Đơn vị tính, Số lượng hàng hóa, Trị giá hàng hóa, Bao bì và nhãn hiệu;
Cửa khẩu nhập hàng;
Cửa khẩu xuất hàng;
Tuyến đường vận chuyển;
Phương tiện vận chuyển;
Thời gian dự kiến quá cảnh;
Địa chỉ giấy phép của chủ hàng
Người đại diện theo pháp luật của chủ hàng: Ký và ghi rõ họ tên.
Như vậy, nội dung mẫu đơn đăng ký giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm những nội dung trên.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý ngoại thương 2017:
“1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đối với việc quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ thì Bộ Công thương sẽ phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để trình Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh hàng hóa.
Đối với việc quá cảnh hàng hóa là hàng hóa cấm nhập khẩu, cấp xuất khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa cấm kinh doanh thì Bộ trưởng Bộ Công thương là người có thẩm quyền cấp phép quá cảnh hàng hóa
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chung về quá cảnh hàng hóa như sau: “Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.”
Như vậy, đối với hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật thì Bộ Công Thương sẽ xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.
Trên đây là những thông tin cơ bản về giấy phép quá cảnh hàng hóa. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực giấy phép, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn