Quy định pháp luật về giấy phép quảng cáo

Quảng cáo được hiểu là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. Hiện nay, có những trường hợp quảng cáo phải được cấp giấy phép. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến giấy phép quảng cáo.

I. Vai trò của giấy phép quảng cáo

Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, quảng cáo ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng mà còn có những vai trò nhất định đối với đời sống xã hội. Đồng nghĩa với vai trò của quảng cáo thì giấy phép quảng cáo cũng đóng một vai trò rất quan trọng khi cá nhân, tổ chức muốn thực hiện việc quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng. Giấy phép quảng cáo là loại văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp để nhằm hợp pháp hóa việc quảng cáo của cá nhân, tổ chức.

II. Quy định pháp luật về giấy phép quảng cáo

1. Giấy phép quảng cáo là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa cụ thể về giấy phép quảng cáo. Tuy nhiên, có thể hiểu giấy phép quảng cáo là văn bản pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi tiến hành quảng cáo hàng hoá, dịch vụ.

2. Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012, các trường hợp quảng cáo phải xin giấy phép bao gồm:

-Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

-Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

-Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo

3. Điều kiện được cấp giấy phép quảng cáo

Tổ chức, doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm là phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 20 Luật Quảng cáo 2012, cụ thể như sau:

-Quảng cáo hoạt động kinh doanh hàng hoá và dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

-Quảng cáo cho các loại hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của hàng hóa, dịch vụ;

-Quảng cáo tài sản có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản;

-Quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

-Quảng cáo thuốc: thuốc phải được phép quảng cáo và có giấy phép lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực cùng tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;

-Quảng cáo mỹ phẩm: có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;

-Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành được Bộ Y tế cấp;

-Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng trong nước; nếu là sản phẩm nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;

-Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm: có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền;

-Quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh: có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp;

-Quảng cáo trang thiết bị y tế: có giấy phép lưu hành nếu thiết trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị nhập khẩu;

-Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật: có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

-Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật: có giấy phép kiểm dịch thực vật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;

-Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y: có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;

III. Giải đáp một số câu hỏi về cấp giấy phép quảng cáo

1. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép quảng cáo có khó không? Cần chuẩn bị những gì?

a,Hồ sơ

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng bảng quảng cáo thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012, gồm:

-Đơn đề nghị cấp giấy phép;

-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị cấp phép;

-Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;

-Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;

-Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;

-Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.

*Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đặt biệt:

-Đơn đề nghị cấp giấy phép;

-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị cấp phép;

-Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo;

-Mẫu nhãn sản phẩm, hồ sơ, tài liệu lương ứng đối với từng sản phẩm, dịch vụ.

b.Thủ tục:

Bước 1: Xác định sản phẩm, dịch vụ cần quảng cáo và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép theo yêu cầu;

Bước 3: Nộp hồ sơ  tại cơ quan có thẩm quyền;

Bước 4: Kiểm tra hồ sơ và trả kết quả.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo?

Khác với những thủ tục hành chính khác, thủ tục xin giấy phép quảng cáo được thực hiện ở những cơ quan khác nhau tùy vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp quảng cáo.

Đối với quảng cáo những hàng hóa, dịch vụ đặt biệt: doanh nghiệp cần xin giấy phép tương ứng tại Sở Y tế, Cục Quản lý dược, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý khám, chữa bệnh,...

Đối với quảng cáo trên bảng quảng cáo hoặc băng rôn và việc xây dựng công trình quảng cáo: xin giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng tại địa phương.

Cách tra cứu giấy phép quảng cáo trực tuyến?

3. Cách tra cứu giấy phép quảng cáo trực tuyến?

Có nhiều cách để tra cứu giấy phép quảng cáo, nhưng để tra cứu một cách chính xác và hữu ích thì có thể tra cứu tại hai cổng dịch vụ dưới đây:

*Tra cứu trực tiếp trên cổng thông tin http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.

Bên cạnh tra cứu trên tài khoản đăng ký doanh nghiệp, có thể trực tiếp tra cứu trên cổng thông tin của Cục An toàn thực phẩm. Đối với hình thức tra cứu này doanh nghiệp không cần đăng nhập tài khoản, mọi người chỉ cần truy cập vào trang web phía trên. Sau đó, chọn mục “tra cứu”. Tại ô tìm kiếm, gõ tên doanh nghiệp hoặc tên sản phẩm (gõ chính xác) để xem kết quả tìm kiếm. Với hình thức này các bạn không chỉ tra cứu được giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng của doanh nghiệp mình mà còn có thể tra cứu giấy phép của các đơn vị khác.

*Tra cứu trên tài khoản đăng ký của doanh nghiệp:

Khi nộp hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp sẽ phải lập một tài khoản trên cổng thông tin của Cục an toàn thực phẩm: http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.

Sau khi được cấp giấy phép, nếu muốn tra cứu số giấy phép, ngày cấp, nội dung, doanh nghiệp chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của mình. Sau đó, chọn phần hồ sơ đã trả lời kết quả, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ thông tin về các giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp đã được cấp.

Nội dung hiển thị bao gồm: Mã hồ sơ tiếp nhận, số xác nhận quảng cáo, ngày trả kết quả trực tuyến, tên sản phẩm và phương tiện quảng cáo. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tải Giấy phép bản mềm tại cột cuối cùng của bảng thông tin.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về cấp giấy phép quảng cáo

Trên đây là những thông tin cơ bản về giấy phép quảng cáo. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực quảng cáo, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan