Theo quy định của pháp luật, khi cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền có quyền triệu tập bị hại đến để lấy lời khai để phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được bản chất pháp lý của giấy triệu tập. Vậy Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định như thế nào về việc triệu tập? Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết nhất về giấy triệu tập bị hại.
Theo điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Theo Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) thì giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng.
Theo đó, Giấy triệu tập bị hại có thể hiểu là loại văn bản áp dụng cho những người bị hại là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức trực tiếp bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra có liên quan đến những vụ án đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân.
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc lấy lời khai của bị hại được thực hiện tương tự như với việc lấy lời khai của người làm chứng.
Do đó, khi lấy lời khai của bị hại cũng cần tuân thủ theo một số quy định sau đây:
Căn cứ theo Điều 188 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự thì việc triệu tập bị hại để lấy lời khai cũng sẽ tương tự với việc triệu tập người làm chứng, cụ thể được thực hiện theo quy định sau đây:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bị hại có những quyền sau đây:
Theo điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bị hại có nghĩa vụ phải Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải.
Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.
Giấy triệu tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến cơ quan điều tra làm việc, chỉ có giá trị làm việc trong một lần.
Trong tố tụng hình sự chỉ có Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán có thẩm quyền ký và sử dụng giấy triệu tập. Trong tố tụng dân sự, hành chính, chỉ có Thẩm phán mới có thẩm quyền này. Nếu không phải là người tham gia tố tụng trong một vụ án/vụ việc cụ thể, công dân không thể bị triệu tập.
Nếu bị Công an triệu tập vì một vụ án hình sự, người đó bắt buộc phải đến, nếu không có thể bị áp giải, dẫn giải.
Tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định như sau:
Như vậy, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân,..có thể gửi giấy triệu tập bị hại bằng những hình thức trên.
Hiện nay, thẩm quyền ký giấy triệu tập trong một vụ án hình sự là công an (Điều tra viên). Khi bị công an triệu tập vì một vụ án hình sự thì người dân bắt buộc phải đến nếu không có thể bị áp giải, dẫn giải.
Theo Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về áp giải, dẫn giải cụ thể như sau:
+ Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
+ Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
+ Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.
+ Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
+ Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.
+ Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
Theo quy định tại Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) thì pháp luật nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v... làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.
Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời.
Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.
Như vậy, với quy định này thì công an không được phép triệu tập qua điện thoại hoặc thông qua người khác. Người dân khi bị triệu tập bắt buộc phải có giấy triệu tập, có chữ ký và con dấu. Nếu bị triệu tập qua điện thoại thì có thể là thủ đoạn lừa đảo hoặc do cơ quan công an làm sai. Lúc này, người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Giấy triệu tập là loại văn bản áp dụng cho những người có liên quan đến những vụ án đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân.
Giấy triệu tập được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng được quy định cụ thể tại các Điều 60, 61, 62, 63, 64, 66, 65, 67, 68, 69, 70 Bộ luật này.
Về giấy mời không được quy định trong các thủ tục tố tụng, nhưng có thể hiểu là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ án đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ án ngoài những trường hợp triệu tập nêu trên thì giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, khác nhau ở đây là nghĩa vụ chấp hành: giấy mời thì không bắt buộc còn giấy triệu tập là bắt buộc theo thủ tục tố tụng được quy định tại các bộ luật tố tụng.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về giấy triệu tập bị hại uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về giấy triệu tập bị hại. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn