Quy định pháp luật về giấy xác nhận thực vật biến đổi gen

Thực vật biến đổi gen là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm đồng thời tuân thủ các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thì được phóng thích vào môi trường, sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến giấy xác nhận thực vật biến đổi gen.

Thực trạng cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng hiện nay.

I. Thực trạng cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng hiện nay.

Thực vật biến đổi gen đang mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân canh tác quy mô nhỏ cao hơn so với nông dân tại các nước có quy mô nông trại lớn. Trong đó, 52% mức tăng thu nhập là của nông dân các nước đang phát triển và 48% cho nông dân các nước phát triển. Khi đi sâu vào đánh giá yếu tố giúp gia tăng thu nhập, nghiên cứu kết luận 72% đến từ việc tăng năng suất và sản lượng, 28 % là chi phí cắt giảm nhờ tiết kiệm công lao động.

Do đó, nhu cầu cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng hiện nay ngày càng được quan tâm và thực hiện nhiều để có thể sớm đưa thực vật vào làm thực phẩm.

II. Tìm hiểu về giấy xác nhận thực vật biến đổi gen

1. Giấy xác nhậ n thực vật biến đổi gen được hiểu như thế nào?

Tuy không có quy định cụ thể, nhưng Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để chứng nhận thực vật biến đổi gen đó có an toàn và đủ điều kiện để sử dụng làm thực phẩm.

2. Điều kiện để được cấp  giấy xác nhận thực vật biến đổi gen

Về điều kiện cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ, căn cứ Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT quy định phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Thực vật biến đổi gen được ít nhất 05 (năm) nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.
  • Thực vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Hội đồng) thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đó đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và kết luận thực vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe của con người và vật nuôi.
  • Các trường hợp khác.
  • Trường hợp sự kiện thực vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì sự kiện thực vật biến đổi gen đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi;
  • Trường hợp thực vật mang sự kiện chuyển gen tổ hợp là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đơn lẻ đã được cấp Giấy xác nhận thì thực vật đó được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

 

III. Quy định pháp luật về giấy xác nhận thực vật biến đổi gen

1. Các trường hợp phải  đăng ký cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen

Các trường hợp phải đăng ký cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT quy định các trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen bao gồm:

+ Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) là kết quả của quá trình chuyển một gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

+ Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (vector stacked transformation event) là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

2. Hồ sơ cần cung cấp và trình tự thực hiện giấy xác nhận thực vật biến đổi gen

  1. Hồ sơ

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT, hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen bao gồm: 

* Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký cấp Giấy xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
  • Báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi (sau đây gọi tắt là báo cáo đánh giá rủi ro) theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
  • Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (kèm theo bản điện tử);
  • Tờ khai thông tin đăng tải lấy ý kiến công chúng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt (có dịch thuật công chứng) giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại ít nhất 5 nước phát triển.

*Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT này, hồ sơ bao gồm:

  • Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT bao gồm:
  • Đơn đăng ký cấp Giấy xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
  • Báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi (sau đây gọi tắt là báo cáo đánh giá rủi ro) theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
  • Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (kèm theo bản điện tử);
  • Tờ khai thông tin đăng tải lấy ý kiến công chúng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt (có dịch thuật công chứng) giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại các quốc gia khác (nếu có);
  • Các tài liệu khoa học tham khảo, các nghiên cứu chưa công bố, số liệu từ các đánh giá, thử nghiệm, hoặc các minh chứng khoa học khác (nếu có) mà tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng làm căn cứ để kết luận thực vật biến đổi gen nếu được cấp Giấy xác nhận không gây tác động xấu đến sức khỏe của con người và vật nuôi.

* Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT, hồ sơ bao gồm:

  • Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT (trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT) bao gồm:
  • Đơn đăng ký cấp Giấy xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
  • Báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi (sau đây gọi tắt là báo cáo đánh giá rủi ro) theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
  • Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (kèm theo bản điện tử);
  • Tờ khai thông tin đăng tải lấy ý kiến công chúng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt (có dịch thuật công chứng) giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại ít nhất 5 nước phát triển.
  • Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT (trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT này) bao gồm:
  • Đơn đăng ký cấp Giấy xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
  • Báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi (sau đây gọi tắt là báo cáo đánh giá rủi ro) theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
  • Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (kèm theo bản điện tử);
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt (có dịch thuật công chứng) giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại các quốc gia khác (nếu có);
  • Các tài liệu khoa học tham khảo, các nghiên cứu chưa công bố, số liệu từ các đánh giá, thử nghiệm, hoặc các minh chứng khoa học khác (nếu có) mà tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng làm căn cứ để kết luận thực vật biến đổi gen nếu được cấp Giấy xác nhận không gây tác động xấu đến sức khỏe của con người và vật nuôi.
  • Các dữ liệu bổ sung của báo cáo đánh giá rủi ro về sự tương tác của các gen chuyển trong cấu trúc, tính bảo tồn toàn vẹn về cấu trúc, chức năng và biểu hiện của gen mục tiêu trong cây nhận gen.


 

  1. Thủ tục

Căn cứ theo quy định tại  Điều 8, Điều 9 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận gửi hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)
  • Bước 3: Xử lý hồ sơ:
  • Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét hồ sơ và thông báo bằng văn bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này) cho tổ chức, cá nhân đăng ký trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian xem xét hồ sơ hợp lệ;
  • Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đăng tải thông tin và bản tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy ý kiến công chúng; tổng hợp và gửi Hội đồng. Thời gian lấy ý kiến công chúng tối đa 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải;
  • Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội đồng để đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày đối với hồ sơ đăng ký theo khoản 1 Điều 6 của Thông tư này và 180 (một trăm tám mươi) ngày đối với hồ sơ đăng ký theo khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.
  • Bước 4: Cấp giấy xác nhận:
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp Giấy xác nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này) trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký không đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

IV. Giải đ áp những câu hỏi liên quan đến giấy xác nhận thực vật biến đổi gen

1. Đăng ký xin giấy xác nhận thực vật biến đổi gen trong trường hợp nào?

Đăng ký xin giấy xác nhận thực vật biến đổi gen trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT quy định các trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen bao gồm:

 

+ Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) là kết quả của quá trình chuyển một gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

 

+ Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (vector stacked transformation event) là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

 

2. Cơ quan nà o có thẩm quyền giải quyết đăng ký giấy xác nhận thực vật biến đổi gen?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) có thẩm quyền giải quyết đăng ký giấy xác nhận thực vật biến đổi gen.

3. Trường hợp​​​​​​​ nào phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT quy định các trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen bao gồm:

 

+ Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) là kết quả của quá trình chuyển một gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

 

+ Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (vector stacked transformation event) là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

 

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy xác nhận thực vật biến đổi gen

Trên đây là những thông tin cơ bản về giấy xác nhận thực vật biến đổi gen. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực thực phẩm, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan