Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là một hình thức phổ biến trong giao dịch mua bán bất động sản. Trong hợp đồng này, người mua sẽ đặt một số tiền nhất định để đảm bảo rằng họ có ý định mua đất và người bán sẽ giữ lại số tiền này nếu người mua không thực hiện đúng cam kết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng hợp đồng đặt cọc luôn ẩn chứa rủi ro pháp lý. Theo đó, các bên tham gia hợp đồng cần nắm rõ quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, giảm thiểu rủi ro từ hợp đồng đặt cọc. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp qua bài viết dưới đây.

I. Thực trạng hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp

Thực tế, các bên sử dụng hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo cho hợp đồng chính được diễn ra. Song, vì nhiều lý do như đất không đủ điều nhượng, bên nhận đặt cọc che giấu thông tin về đất,... mà khiến cho hợp đồng đặt cọc không được thực hiện đúng như đã thỏa thuận, dẫn đến tranh chấp xảy ra. 

Thực trạng hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp

II. Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp

1. Hợp đồng cọc là gì

Hợp đồng cọc là sự thỏa thuận giữa các bên về việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Nội dung cần có của hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp cần có các nội dung sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Thời hạn đặt cọc;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Mức đặt cọc;
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc;
  • Phương thức giải quyết khi các bên có tranh chấp;
  • Cam kết của các bên (cam kết về tình trạng pháp lý của nhà đất như đất có giấy chứng nhận, không thế chấp, còn thời hạn sử dụng,…);

Nội dung cần có của hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp

3. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp

Tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____*****_____

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Hôm nay .... /.... /20..., chúng tôi gồm có các bên dưới đây:

I. BÊN ĐẶT CỌC (sau đây gọi là Bên A):

Ông/ (Bà):                                                     Sinh năm:

CMTND/CCCD:

Địa chỉ:

II. BÊN NHẬN ĐẶT CỌC: (sau đây gọi là Bên B):

Ông /(Bà):                                                      Sinh năm:

CMTND/CCCD:

Địa chỉ:

Hai bên ký kết Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất với các thỏa thuận sau đây:

1. Số tiền đặt cọc:

Bằng chữ:

2. Đặt cọc để mua bán thửa đất số ...., tờ bản đồ số .... tại ................

Giấy chứng nhận QSDĐ số ....... do Sở tài nguyên môi trường tỉnh …. cấp ngày ..... thuộc sở hữu của Bên B.

3. Số tiền thỏa thuận mua bán đất: ...... VND (........).

Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B số tiền mua bán đất còn lại là:

Vào cùng thời điểm hai bên ký hợp đồng công chứng mua bán đất.

4. Bên B có trách nhiệm thanh toán phí công chứng, phí và thuế sang tên quyền sử dụng đất.

5. Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực kể từ ngày ký, hai bên công chứng hợp đồng mua bán đất chậm nhất là ngày:        /      /20....

Bên mua không mua đất thì mất tiền cọc, Bên bán không bán đất phạt cọc gấp 02 (hai) lần số tiền cọc.

6. Bên B cam kết đất không tranh chấp và thuộc sở hữu hợp pháp của Bên B tại thời điểm mua bán đất.

Các bên đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng, trên tinh thần tự nguyện không nhầm lẫn, không bị ép buộc cùng ký tên dưới đây.

BÊN ĐẶT CỌC                         BÊN NHẬN ĐẶT CỌC

 

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.

III. Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp

1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có bao gồm hợp đồng đặt cọc không? 

Theo điều 292 Bộ luật Dân sự 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có bao gồm hợp đồng đặt cọc.

Hợp đồng đặt cọc để mua bán đất sản xuất nông nghiệp có cần công chứng, chứng thực được không?

2. Hợp đồng đặt cọc để mua bán đất sản xuất nông nghiệp có cần công chứng, chứng thực được không? 

Hợp đồng đặt cọc để mua bán đất sản xuất nông nghiệp không cần phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hay Luật Công chứng 2014.

3. Hợp đồng đặt cọc để mua bán đất sản xuất nông nghiệp hiện đang thế chấp tại ngân hàng có được công chứng, chứng thực được không? 

Pháp luật Việt Nam hiện hành không yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi mua bán đất sản xuất nông nghiệp hiện đang thế chấp tại ngân hàng cần có sự đồng ý của ngân hàng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp đồng đặt cọc mua bán sản xuất nông nghiệp

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hợp đồng đặt cọc mua bán đất sản xuất nông nghiệp NPLAW gửi đến Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan