Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ là gì? Quy định về hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ theo pháp luật Việt Nam được hiểu như thế nào? Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw.
Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ là thỏa thuận giữa cơ sở phân phối dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ và nghệ thuật, chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân hay tập thể thụ hưởng dịch vụ. Hợp đồng thường rất ngắn gọn và chỉ cô đọng với những quy định về giá tiền, mục tiêu, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia, thêm những khoản phạt, bồi thường nếu có. Hợp đồng không cần công chứng và có giá trị pháp lý ngay sau khi ký kết nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Về bản chất hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận của các bên, trong đó có bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về những điều khoản trong hợp đồng tuy nhiên phải tuân thủ quy định của pháp luật. Khi đó, bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ sẽ phải thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ví dụ như bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ, đúng về dịch vụ như đã cam kết cho bên sử dụng dịch vụ, và bên sử dụng dịch vụ sẽ phải thanh toán phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ đều có những quyền và nghĩa vụ riêng. Điều này đã được pháp luật về dân sự quy định cụ thể tại các Điều từ Điều 515 đến Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, các bên có thể tự thỏa thuận những quyền và nghĩa vụ khác, tuy nhiên cần lưu ý những sự thỏa thuận này không được trái quy định của pháp luật, trái thuần phong mỹ tục hay trái đạo đức.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ, có thể vì một hay nhiều lý do khách quan mà hợp đồng không thể tiếp tục được thực hiện và dẫn đến hậu quả pháp lý là đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ. Tại Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ, theo đó, hợp đồng dịch vụ có thể sẽ bị đơn phương chấm dứt nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ mà bên cung cấp dịch vụ không đem lại bất kỳ một lợi ích (lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần) cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ.
Tuy nhiên, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên sử dụng dịch vụ sẽ phải thông báo trước cho bên cung ứng dịch vụ trong một khoảng thời gian hợp lý. Về khoảng thời gian hợp lý này thì hiện nay chưa có quy định nào của pháp luật ràng buộc, do đó việc xem xét về khoảng thời gian hợp lý sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, tình hình thực tế, nội dung của hợp đồng dịch vụ, tính chất, mức độ của quá trình thực hiện hợp đồng và. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ sẽ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Bên cạnh đó, hợp đồng dịch vụ cũng có thể bị đơn phương chấm dứt nếu bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ. Theo đó bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thiệt hại thực tế, hoặc theo sự thỏa thuận của các bên. Đối với trường hợp đã kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc đó vẫn chưa được hoàn thành, đồng thời bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục quá trình thực hiện công việc đó và có sự đồng thuận của bên sử dụng dịch vụ thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành. Mức chi phí và những quyền lợi khác của các bên sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ thường xảy ra tranh chấp về các nội dung đã cam kết hay những hậu quả từ việc tác động vật lý, điều trị của cơ sở cung cấp dịch vụ. Vì thế để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng dịch vụ này và giảm thiểu những tranh chấp có thể xảy ra, trong hợp đồng cần có những điều khoản cụ thể và chi tiết về mục đích của dịch vụ, phạm vi thực hiện, cam kết hiệu quả và mức bồi thường thiệt hại nếu xảy ra các trường hợp không như ý.
Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ đôi khi còn cần kèm thêm các hình ảnh trước và sau khi cung cấp dịch vụ đối với phạm vi công việc được thỏa thuận, các kết luận sức khoẻ, cam kết tự nguyện của Khách hàng để làm căn cứ cho những trao đổi, mâu thuẫn sau này (nếu có) hoặc phục vụ thông tin cho bên thứ ba.
Một yếu tố quan trọng khác của hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ đó là tuỳ theo loại hình tác động và dịch vụ cung cấp, cơ sở cung cấp dịch vụ có thể phải được sự cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì mới được hoạt động. Do đó không phải cơ sở nào cũng có thể ký kết và cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ trên thị trường.
- Mẫu hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ cơ bản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THẨM MỸ
Số:…./…..
Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2015;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/L-QH11 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên.
Hôm nay ngày…., tháng….., năm…. , chúng tôi gồm:
Bên A. ………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………
Điện thoại: …………………… – Fax: …………..
Mã số thuế……………………..
Tài khoản số: ………………….- Ngân hàng: …
Đại diện: ……………………… – Chức vụ: ………
Bên B. ……………………………………
Địa chỉ: …………………………………………
Điện thoại: …………………… – Fax: ……………..
Mã số thuế…………………….
Tài khoản số: ………………….- Ngân hàng: ……
Đại diện: ……………………… – Chức vụ: ………
Chúng tôi đã thỏa thuận và thống nhất cùng nhau lập Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ với các Điều khoản cụ thể như sau:
Điều 1: Nội dung thỏa thuận
Bên A đồng ý sử dụng dịch vụ thẩm mỹ của bên A
Dịch vụ thẩm mỹ: …
Người thực hiện: …
Địa điểm: …
Chuyên môn: …
Tư vấn chuyên môn: …
Điều 2: Quy trình thực hiện
2.1 Trước khi thực hiện thẩm mỹ bên A sẽ được bên B
2.1.1 Thăm khám và tư vấn
2.1.2 Kiểm tra sức khỏe tổng quát
2.1.3 Đo về kiểm dáng thẩm mỹ và tư vấn
2.2. Sau khi đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật, bên B sẽ được bên B hẹn đến trung tâm vào thời gian cố định theo thỏa thuận của hai bên nhưng tối đa không quá …. Ngày từ ngày kiểm tra sức khỏe
2.3. Sau khi thực hiện phẫu thuật bên A thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bên B và tái khám và cắt chỉ theo hướng dẫn của chuyên viên thẩm mỹ
Điều 3: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
3.1 Giá trị Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ: …………….. (Giá trị hợp đồng này đã bao gồm các phụ phí tiện ích kèm theo, chi phí bảo hành, bên A sẽ không thanh toán thêm bất kỳ khoản phụ phí nào kèm theo nữa).
3.2 Hình thức thanh toán: thanh toán thành 3 đợt
Đợt 1: Sau khi ký Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ, tạm ứng 50% giá trị hợp đồng tương ứng với số tiền
Đợt 2: Sau khi thống nhất phương án phẩm mỹ và quy trình thẩm mỹ tạm ứng 30% giá trị hợp đồng.
Đợt 3: sau khi hoàn thành dịch vụ thanh toán nốt 20% hợp đồng.
3.3 Cách thức thanh toán : bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Thanh toán bằng tiền mặt : thanh toán cho
Họ và tên:……………………………….. chức danh
CMND/CCCD:………………………….. ngày cấp…………..… nơi cấp
ĐT:
Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản:
Số TK
Chủ tài khoản
Ngân hàng
Chi nhánh
3.4 Thời hạn thanh toán
Điều 4: Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
4.1 Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B
có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ phải cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ
Được phép thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ biết.
Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu trong Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ các bên không thỏa thuận cụ thể, thì tiền công được xác định theo mức trung bình đối với công việc cùng loại tại thời điểm và địa điểm hoàn thành công việc.
Bên cung ứng dịch vụ cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng như nghĩa vụ mà các bên đã cam kết.
Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện công việc đúng chất lượng, khối lượng, thời hạn và các điều khoản khác mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Không được giao cho người khác làm thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.
4.2 Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A
Bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bên làm dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các nội dung khác mà hai bên đã thỏa thuận.
Có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên làm dịch vụ vi phạm nghĩa vụ. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, bên thuê dịch vụ phải báo trước cho bên làm dịch vụ trong một khoảng thời gian hợp lý và phải trả tiền công theo số lượng, chất lượng mà bên làm dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trong trường hợp chất lượng, số lượng dịch vụ không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn do lỗi của bên làm dịch vụ, thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền công và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp cho bên làm dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc nếu các bên có thỏa thuận hoặc việc thực hiện dịch vụ có yêu cầu.
Thanh toán đầy đủ cho bên B theo thỏa thuận của hợp đồng này
Điều 5: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
5.1 Trong quá trình thực hiện Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hòa giải, thương lượng đôi bên cùng có lợi. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …..lần trong vòng …….tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
5.2 Trong trường hợp tranh chấp không thỏa thuận được sẽ được giải quyết bằng hòa giải, trọng tài thương mại hoặc giải quyết theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa việt nam.
5.3 Quyết định của Tòa án sẽ mang tính chung thẩm và có giá trị ràng buộc các Bên thi hành. Trong thời gian Tòa án thụ lý và chưa đưa ra phán quyết, các Bên vẫn phải tiếp tục thi hành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ này .
Điều 6: Trường hợp bất khả kháng
Rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ
Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không thể lường trước khi ký kết hợp đồng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép như: Thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác.
Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.
Trong Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ các bên phải thỏa thuận về việc xử lý bất khả kháng như: Thông báo về bất khả kháng; trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng; chấm dứt và thanh toán hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng (nếu có).
Điều 7: Phạt vi phạm hợp đồng và Bồi thường thiệt hại
7.1 Bên B biết là sản phẩm có thành phần kích ứng với bên A, khi bên A đã thông báo cho bên B mà bên B vẫn sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bên A thì bên B phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên A về sức khỏe và áp dụng ngay biện pháp khắc phục cho bên B
7.2 Trường hợp bên A chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên B phải trả tiền phạt với mức phạt bằng 30% giá trị Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ.
7.3 Trường hợp một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại bằng 30% giá trị hợp đồng.
Điều 8. Chấm dứt hợp đồng
Một bên có quyền chấm dứt Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ và không phải bồi thường thiệt hại chi bên kia vi phạm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại
trường hợp đã tạm dừng thực hiện hợp đồng mà bên vi phạm hợp đồng không khắc phục lỗi của mình trong vòng ….. kể từ ngày bắt đầu tạm dừng theo thông báo, trừ trường hợp hai bên đã có thỏa thuận khác
Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo ngay cho bên kia trước …. Ngày nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường.
Bên A có quyền chấm dứt Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ trong các trường hợp sau:
8.1 Bên B bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên A.
8.2 bên B biết là sản phẩm có thành phần kích ứng với bên A, khi bên A đã thông báo cho bên B mà bên B vẫn sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bên A
Điều 9: Hướng dẫn chăm sóc khi khi phẫu thuật
9.1 Chăm sóc sau phẫu thuật
Giữ vết thương khô, chỉ lau bằng nước muối sinh lý trong những ngày đầu.
Cắt chỉ sau 5-7 ngày phẫu thuật
Để giữ cho vết thương đẹp, Khách hàng Bên A tránh những món ăn như rau muống, thịt bò, cua, tôm , đồ biển đồ tanh…
Chườm đá sau phẫu để giảm sưng
Bầm tím có thể xuất hiện vì vậy nên chườm ấm trong trường hợp này.
Có thể hơi ngứa ngay vết thương là phản ứng lành thương bình thường của cơ thể Uống theo theo hướng dẫn của bác sĩ, không ngưng thuốc
Có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.
9.2 Biến chứng và cách xử lý biến chứng sau phẫu thuật
Nhiễm trùng, chảy máu hoặc phản ứng của cơ thể với chất liệu ….
Khu vực thẩm mỹ cố định, bị cong vẹo, lung lay
Bên A phải báo ngay cho bên B để bên B tái khám và khắc phục ngay, nghiêm cấm các hành vi sử dụng sự can thiệp của bên thứ 3 hoặc sử dụng những sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, không đúng theo hướng dẫn và kê đơn của bên B
Điều 10: Cam đoan của các bên
10.1 Cam kết của bên A
10.1.1 Thực hiện đúng chỉ dẫn và hướng dẫn của bên A trước và sau khi thao tác thẩm mỹ
10.1.2 Chỉ sử dụng thuốc của bên B kê đơn và không dể bên thứ 3 can thiệp vào khu vực thẩm mỹ dưới sự điều chỉnh của bên B
10.2 Cam kết của bên B
nghĩa vụ nhất định liên quan đến những thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà các bên tham gia Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng đã biết về nhau thì không được tiết lộ ra bên ngoài.
Sau khi phẫu thuật đảm bảo ……. Có độ tương thích với cơ thể, không gây dị ứng, phản ứng không mong muốn trong suốt quá trình
an toàn, cùng kỹ thuật nâng mũi hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao nhất,
đảm bảo về trình độ, công nghệ, cũng như kinh nghiệm của đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn giỏi.
Cam kết bảo hành khu vực thẩm mỹ trong vòng 10 năm
Điều 11: Điều khoản chung
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…. Và kết thúc ngày …..
Hai bên cùng đồng ý thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản của Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ.
Hợp đồng này được ký tại ….
Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.
Lập thành hai bản có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày …..
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ là một dạng của hợp đồng song vụ, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ, một bên có nghĩa vụ trả tiền cho dịch vụ mà mình nhận được. Căn cứ theo quy định tại Điều 410 Bộ luật Dân sự 2015 về việc thực hiện hợp đồng song vụ:
“Điều 410. Thực hiện hợp đồng song vụ
1. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.”
5. Tầm quan trọng của hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ
Dịch vụ thẩm mỹ là một dịch vụ không thể thiếu dành cho phái nữ, đặc biệt tại những nền kinh tế phát triển thì dịch vụ này ngày càng nhiều. Thậm chí ngày nay, tại nhiều nơi còn mở rộng thêm những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp dành cho phái mạnh hay thậm chí là cả thú cưng. Từ thực tiễn đó, hoàn toàn có thể thấy được tiềm năng của dịch vụ này lớn như thế nào.
Thông thường nếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp được phân phối không liên tục hoặc theo buổi, người mua và chủ cơ sở sẽ không ký kết Hợp đồng dịch vụ; nhưng ngược lại nếu việc phân phối dịch vụ là liên tục theo đợt, theo lộ trình hoặc gói với những mục tiêu nhất định thì việc ký Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ lại là điều cần thiết để ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các bên. Vì kết quả của hoạt động dịch vụ không phải một sản phẩm vật chất hữu hình nên rất khó đánh giá kết quả thu được. Bên cạnh đó, hoạt động thẩm mỹ luôn tiềm ẩn những rủi ro liên quan đến sức khỏe con người nên cần thiết phải giao kết hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên.
Trên thực tế hiện nay, các tranh chấp hợp đồng nói chung, hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ nói riêng thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính:
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ Trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Trọng tài: Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.
Quý Khách hàng có khó khăn, vướng mắc liên quan đến hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ, mong muốn tìm luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng, vui lòng liên hệ NPLaw để được tư vấn giải quyết nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất. NPLaw chuyên cung cấp các dịch vụ sau đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn