Trong môi trường kinh doanh ngày càng phát triển và đa dạng hiện nay, hợp đồng hợp tác đã trở thành một công cụ quan trọng giúp các cá nhân, tổ chức hợp tác, chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm nhằm đạt được các mục tiêu chung. Hợp đồng hợp tác không chỉ là một phương thức hợp tác đơn giản mà còn là một cơ sở pháp lý quan trọng, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia và giúp xác định rõ ràng trách nhiệm cũng như quyền lợi trong suốt quá trình hợp tác.
Trong bài viết này, NPLaw sẽ tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng hợp tác.
Hợp đồng hợp tác thường được ký kết giữa nhiều bên và tập trung vào việc chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong quá trình thực hiện hợp tác
Hợp đồng hợp tác tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh chủ yếu của các quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan tùy thuộc vào tính chất và mục đích của hợp đồng. Tùy thuộc vào mục đích và nội dung của hợp đồng hợp tác, các bên có thể cần tuân thủ các quy định pháp lý khác ngoài Bộ luật Dân sự, bao gồm:
Tại Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau:
“Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.
Căn cứ Điều 505 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục đích, thời hạn hợp tác;
- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
- Tài sản đóng góp, nếu có;
- Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
- Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Lưu ý tài sản chung của các thành viên hợp tác. Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản chung của các thành viên hợp tác như sau:
- Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 và phải bồi thường thiệt hại.
- Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên. Việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Lưu ý trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác: Căn cứ Điều 509 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác như sau: Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
Hiện nay các trường hợp hợp đồng vô hiệu được quy định từ Điều 122 đến Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Theo Điều 421 Bộ luật Dân sự năm 2015, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng hợp tác. Ngoài ra, hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn của hợp đồng hợp tác mà thời hạn của hợp đồng này do thỏa thuận của các bên.
Thời hạn hợp đồng có thể do các bên tự thỏa thuận và đưa vào nội dung hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn hợp đồng thì khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.
Căn cứ theo Khoản 21 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
“Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
21. Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.
Như vậy, hợp đồng hợp tác là cơ sở hình thành của tổ hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tại Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thành viên hợp tác có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau:
Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Căn cứ theo điểm n khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh thu liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh được xác định như sau:
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trên đây là những thông tin về hợp đồng hợp tác mà NPLaw đã cung cấp cho bạn. Nếu bạn quan tâm về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng hợp tác, hãy liên hệ để chúng tôi để được hỗ trợ. Với đội ngũ nhiệt tình và đầy chuyên môn, NPLaw sẽ giải đáp các thắc mắc cụ thể liên quan đến hợp đồng hợp tác, nhất là giải quyết tranh chấp loại hợp đồng này.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn