Quy định pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ

Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên trong giao dịch thương mại và tài chính. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, việc sử dụng quyền đòi nợ làm tài sản thế chấp trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Hợp đồng này không chỉ giúp bên nhận thế chấp bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ, mà còn tạo ra một khung pháp lý rõ ràng cho các giao dịch liên quan đến tài sản. Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng NPLaw tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ nhé!

I. Tìm hiểu về hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ

Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ là một hình thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự, cho phép bên thế chấp sử dụng quyền đòi nợ của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán khoản nợ hoặc thực hiện hợp đồng khác. 

Theo quy định pháp luật Việt Nam, hợp đồng này không yêu cầu phải công chứng nhưng cần phải có các nội dung cơ bản như thông tin của các bên tham gia, nghĩa vụ được bảo đảm, thông tin chi tiết về quyền đòi nợ, giá trị tài sản thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức xử lý tài sản thế chấp và cách giải quyết tranh chấp. Soạn thảo hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ một cách chi tiết và chính xác không chỉ bảo vệ quyền lợi của các bên mà còn đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực của giao dịch. Do đó, việc tìm hiểu kỹ về hợp đồng này là rất cần thiết trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ

1. Thế nào là hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là một hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay mà không phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Điều này tạo ra sự linh hoạt và an toàn trong các giao dịch dân sự, cho phép bên thế chấp tiếp tục sử dụng tài sản của mình trong khi vẫn bảo đảm quyền lợi của bên cho vay.

2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ

Quyền đòi nợ được xem là một loại tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Theo Điều 319 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của thế chấp tài sản như sau:

  • Hợp đồng thế chấp tài sản sẽ có hiệu lực từ thời điểm các bên giao kết hợp đồng, trừ khi các bên có thỏa thuận khác hoặc có quy định khác của pháp luật. Điều này có nghĩa là ngay khi hai bên ký kết hợp đồng thế chấp, hợp đồng đó sẽ có giá trị pháp lý, trừ khi có các trường hợp ngoại lệ được thỏa thuận trước hoặc luật pháp yêu cầu thời điểm hiệu lực khác;
  • Để đảm bảo hiệu lực của thế chấp tài sản đối với người thứ ba (những người không tham gia hợp đồng nhưng có thể có quyền lợi liên quan) thì việc thế chấp phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ khi đã đăng ký thì thế chấp tài sản mới có hiệu lực pháp lý đối với bên thứ ba.

Như vậy, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực ngay khi được giao kết giữa các bên nhưng để đảm bảo quyền lợi đối với người thứ ba thì việc thế chấp phải được đăng ký theo quy định của pháp luật.

3. Nội dung của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ chi tiết gồm những nội dung nào? Nội dung nào quan trọng nhất? Tại sao?

Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ do các bên thỏa thuận soạn hợp đồng nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản đây:

  • Thông tin của các bên thế chấp (họ tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại);
  • Nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Thông tin về tài sản thế chấp;
  • Giá trị tài sản thế chấp;
  • Thời hạn thế chấp (các bên thỏa thuận hoặc cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp);
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Đăng ký thế chấp và nộp lệ phí (trách nhiệm nộp những khoản phí, lệ phí);
  • Xử lý tài sản thế chấp (phương thức xử lý tài sản thế chấp, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp sẽ được thanh toán);
  • Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Các điều khoản bảo mật, bất khả kháng;
  • Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng;
  • Các thỏa thuận khác phù hợp quy định pháp luật.

Trong hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ thì thông tin về tài sản thế chấp và nghĩa vụ được bảo đảm là hai nội dung quan trọng nhất vì nếu thông tin về tài sản không đầy đủ hoặc không chính xác thì bên nhận thế chấp có thể gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ khi cần thiết và bên nhận thế chấp sẽ không có cơ sở để yêu cầu thực hiện quyền của mình khi nghĩa vụ không được thực hiện.

III. Một số thắc mắc về hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ

1. Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ không?

Theo Nghị định 102/2017/NĐ-CP và các quy định trong Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013 và Luật Công chứng 2014 thì việc công chứng hợp đồng thế chấp chỉ là yêu cầu bắt buộc đối với những tài sản cụ thể như bất động sản (nhà ở, đất ở và tài sản gắn liền với đất).

Như vậy, đối với hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ không phải là yêu cầu bắt buộc theo pháp luật hiện hành nhưng vẫn là một phương án nên được xem xét để bảo vệ quyền lợi của các bên.

2. Có được chuyển giao hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ cho một chủ thể khác không?

Có, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền chuyển giao hợp đồng thế chấp cho một chủ thể khác nhưng việc chuyển giao này phải tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành và điều khoản cụ thể trong hợp đồng thế chấp.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ

Trên đây là bài viết của NPLaw về hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn về hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ hay các vấn đề pháp lý khác, đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tại NPLaw sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bạn có thể liên hệ với NPLaw qua thông tin liên sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan