Tranh chấp lao động xảy ra khi có sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa cá nhân hoặc tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến kiện tranh chấp lao động.
Thực tế trong những năm gần đây cho thấy số lượng các tranh chấp lao động cá nhân diễn ra là khá nhiều. Tuy nhiên, số vụ tranh chấp yêu cầu hòa giải thông qua hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động là không nhiều, dù các vụ việc có tăng theo hàng năm nhưng chưa phản ánh được thực tế phát sinh tranh chấp. Nguyên nhân dẫn đến việc khởi kiện tranh chấp lao động chủ yếu là do việc tranh chấp về tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động và có một vài các nguyên nhân khác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục của giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được kiện tranh chấp lao động mà không cần phải thông qua thủ tục hòa giải:
Khi khởi kiện tranh chấp lao động cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ theo quy định pháp luật nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình bao gồm:
Việc giải quyết tranh chấp lao động phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định được quy định tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019. Do đó, để giải quyết tranh chấp lao động khi xảy ra kiện tụng thì có thể sử dụng một trong các biện pháp sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, mặc dù tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể khởi kiện thẳng ra Tòa mà không cần hòa giải:
Như vậy, có 06 trường hợp tranh chấp lao động được khởi kiện thẳng ra Tòa án mà không cần hòa giải
Theo quy định tại Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
Tuy nhiên nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì được miễn án phí bao gồm: Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Như vậy, nếu người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ được miễn án phí.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì òa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định. Như vậy trong trường hợp người lao động đã dùng các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thu thập được bản chính hợp đồng lao động thì đương sự cần yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ hoặc Trong trường hợp không có yêu cầu của đương sự thì Tòa án cũng có thể tự mình thu thập chứng cứ nếu thấy cần thiết theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 180 Bộ luật lao động 2019, thì trước khi khởi kiện tranh chấp lao động ra Tòa án thì các bên cần phải tuân theo nguyên tắc hòa giải nhằm tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019 thì có thể kiện thẳng ra Tòa mà không cần thông qua thủ tục hòa giải.
Theo hướng dẫn tại tiểu tiết 1.1.1 tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 về việc Công đoàn cơ sở khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp sơ thẩm cần đáp ứng điều kiện sau đây:
- Điều kiện về chủ thể khởi kiện: Thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
Theo đó, người lao động (từ đủ 15 tuổi trở lên) có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền cho Công đoàn khởi kiện vụ tranh chấp lao động đến Tòa án.
- Vụ tranh chấp lao động cá nhân đủ điều kiện khởi kiện là vụ tranh chấp thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn (trừ một số tranh chấp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019).
+ Tranh chấp lao động cá nhân mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn 07 ngày làm việc mà Ban trọng tài lao động không được thành lập.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động.
- Vụ tranh chấp lao động cá nhân chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng người khởi kiện có quyền khởi kiện lại.
- Vụ tranh chấp lao động cá nhân phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ tranh chấp lao động cá nhân đang do cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền giải quyết.
- Đơn khởi kiện phải thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Như vậy, Điều kiện để công đoàn cơ sở khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án cấp sơ thẩm thì cần đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Trên đây là những thông tin cơ bản về kiện tranh chấp lao động. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực lao động, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn