Trên thực tế hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhiều người càng nâng cao hiểu biết của mình đối với quy định của pháp luật, trong đó có quy định về vấn đề kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số. Dịch vụ chứng thực chữ ký số có thể hiểu là một loại hình dịch vụ xác thực tính toàn vẹn và xác thực nguồn gốc của chữ ký số trên các loại văn bản, giấy tờ tài liệu điện tử nhằm mục đích đảm bảo thông tin trên các văn bản đó không bị sửa đổi sau khi ký số.
Vì vậy hãy cùng NPLAW tìm hiểu thêm về loại hình kinh doanh này qua bài viết Quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số diễn ra vô cùng phổ biến. Dịch vụ chứng thực chữ ký số có thể được hiểu là loại hình dịch vụ không thể thiếu đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi sử dụng các loại chữ ký số. Vì vậy người dùng luôn luôn chú trọng đến quá trình lựa chọn dịch vụ chứng thực chữ ký số uy tín để có thể được trải nghiệm, sử dụng.
Ngoài ra, dịch vụ chứng thực chữ ký số được xem là loại hình chứng thực chữ ký được cung cấp bởi một tổ chức được phép chứng thực chữ ký số. Mục đích là để xác định tính chính xác và tính hợp pháp của các cá nhân khi sử dụng chữ ký số. Trong quá trình nghiên cứu và phát triển loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký số, các doanh nghiệp và các tổ chức luôn luôn quan tâm đến việc cải thiện trải nghiệm và bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người tiêu dùng phải đồng thời luôn luôn quan tâm và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn phù hợp với quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số như sau:
Dịch vụ chứng thực chữ ký số là khái niệm để chỉ một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:
- Tạo cặp khóa hoặc thực hiện hoạt động hỗ trợ tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao;
- Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi đối với các loại chứng thư số của thuê bao;
- Duy trì trực tuyến đối với các cơ sở dữ liệu về chứng thư số;
- Cung cấp thông tin cần thiết để hướng tới mục đích giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số trên thông điệp dữ liệu.
Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm ngắn gọn về kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số như sau: Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số là loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số thực hiện.
Căn cứ theo Điều 11 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện để kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số, như sau:
- Có đầy đủ giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do cơ quan có thẩm quyền là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
- Có chứng thư số do các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cung cấp.
Hồ sơ, thủ tục để xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số được thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Theo Điều 14 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP;
- Giấy xác nhận ký quỹ của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam;
- Hồ sơ nhân sự gồm: Sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của doanh nghiệp đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP;
- Phương án kỹ thuật nhằm đảm bảo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP;
- Quy chế chứng thực theo mẫu quy định tại Quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số quốc gia.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép. Theo Điều 15 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp phép hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan thẩm tra hồ sơ và cấp giấy phép cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện cấp phép tại Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Mẫu giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng quy định theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả.
Theo Điều 15 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, có quy định giấy phép cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có thời hạn 10 năm.
Theo đó, thời hạn của giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số được xác định là 10 năm được tính bắt đầu kể từ ngày cấp.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023 quy định về Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thực hiện nhiệm vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. Trong đó, thẩm quyền cấp chứng thư số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thuộc về Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số là Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số:
-Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số.
-Hỗ trợ trong việc soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ liên quan đến kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số.
-Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số mà công ty NPLAW gửi đến quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn