Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô hiện nay là một lĩnh vực tiềm năng. Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, số lượng người có nhu cầu thi bằng lái xe ô tô tăng trưởng ổn định hàng năm, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô hiệu quả và bền vững, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng dịch vụ, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, phương tiện học tập theo quy định pháp luật.

I. Tìm hiểu về kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Dịch vụ đào tạo lái xe ô tô là một trong những lĩnh vực kinh doanh có nhu cầu cao và ổn định trong thời gian qua. Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, số lượng người đăng ký học lái xe ô tô tăng trưởng liên tục mỗi năm, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng xe ô tô ngày càng phổ biến và nhiều người muốn có bằng lái để tự do di chuyển.

Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Tuy nhiên, để kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô thành công, không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, giáo trình, phương tiện... Bạn cũng cần phải tuân thủ các quy định của nhà nước về chất lượng đào tạo, an toàn giao thông, bảo hiểm... Bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của luật sư nhằm giảm thiểu các rủi ro pháp lý khi kinh doanh lĩnh vực này.

II. Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Điều kiện chung kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô tại Việt Nam được quy định chi tiết tại Điều 5 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, cụ thể: “Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.” Bên cạnh đó,  kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô còn phải đáp ứng điều kiện riêng về cơ sở vật chất, giáo viên dạy lái ô tô được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định này.

- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bãi bỏ bởi Nghị định 138/2018/NĐ-CP, Nghị định 70/2022/NĐ-CP), điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo lái xe ô tô như sau:

-Hệ thống phòng học chuyên môn:

-Bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

-Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;

-Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;

-Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bỏ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;

- Phòng học Kỹ thuật lái xe: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có thiết bị mô phòng để đào tạo lái xe;

-Phòng học Nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng;

-Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không rạn nứt, không trơn trượt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.

-Xe tập lái:

-Có xe tập lái các hạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy lái;

-Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo.

-Sân tập lái xe:

-Thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe;

-Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;

-Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng;

-Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;

-Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B1 và B2 là 8.000 m2; hạng B1, B2 và C là 10.000 m2; hạng B1, B2, C, D, E và F là 14.000 m2.

*Theo Điều 7 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP), điều kiện về giáo viên như sau:

-Có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này.

-Đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái.

Theo Điều 5 Nghị định 65/2016/NĐ-CP khoản 1,  khoản 2 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, cơ sở kinh doanh bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện (ngành, nghề số 62 Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020), doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh đó trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Như vậy, giấy phép kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô chỉ là điều kiện cần khi kinh doanh lĩnh vực này.

Chủ thể kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô gồm tổ chức, cá nhân .

III. Một số thắc mắc về kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Theo điểm b khoản 2 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi vi phạm: Không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe theo quy định hoặc có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký.”

 Như vậy, cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên thì bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Theo điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện hành vi vi phạm: Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng).”

Như vậy, giáo viên dạy thực hành không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. 

Giáo viên của cơ sở đào tạo lái xe không ngồi bên cạnh để hỗ trợ cho học viên thực hành lái xe bị xử phạt như thế nào?

Theo điểm d khoản 2 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 21 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi vi phạm: Tổ chức đào tạo cho học viên chưa có đủ hồ sơ của người học lái xe theo quy định.”

 Như vậy, hành vi tổ chức đào tạo cho học viên chưa có đủ hồ sơ của người học lái xe bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Theo điểm c khoản 2 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi vi phạm: Không công khai quy chế tuyển sinh, quản lý đào tạo và mức thu học phí theo quy định.”

Như vậy, cơ  sở đào tạo lái xe ô tô không công khai mức thu học phí cho học viên sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan về kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan