QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ PHÁT HÀNH PHIM

Kinh doanh dịch vụ phát hành phim hiện là một trong những ngành nghề kinh doanh có tiềm năng phát triển lớn, dẫn đến nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật về việc đăng ký và tiến hành kinh doanh dịch vụ phát hành phim cũng vô cùng lớn. Bằng bài viết này, NPLaw sẽ đồng hành và cung cấp cho Quý bạn đọc các thông tin pháp lý cần thiết về kinh doanh dịch vụ phát hành phim.

 

I. Nhu cầu kinh doanh dịch vụ phát hành phim hiện nay

Việt Nam hiện đang là một thị trường điện ảnh đầy tiềm năng với nhu cầu xem phim ngày càng tăng. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phát hành phim. Có thể thấy, doanh thu phòng vé tại Việt Nam, số lượng rạp chiếu phim tăng lên đáng kể, đặc biệt tại các thành phố lớn, đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân.

Điều này khẳng định sức nóng cũng nhu nhu cầu phát hành phim ở Việt Nam nói chung hiện nay đang vô cùng lớn.

II. Các quy định liên quan đến kinh doanh dịch vụ phát hành phim

1. Kinh doanh dịch vụ phát hành phim là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Điện ảnh năm 2022 như sau:

“7. Phát hành phim là việc trao đổi, mua, bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu phim”.

Như vậy, có thể hiểu kinh doanh dịch vụ phát hành phim là hoạt động kinh doanh dịch vụ trao đổi, mua, bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu phim theo quy định pháp luật.

Kinh doanh dịch vụ phát hành phim là gì?

 

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ phát hành phim

Tại thời điểm Luật Điện ảnh năm 2006 có hiệu lực, việc kinh doanh dịch vụ phát hành phim phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật có liên quan như:

  • Doanh nghiệp phát hành phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim.
  • Phim xuất khẩu phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.
  • Phim xuất khẩu do Đài truyền hình Việt Nam sản xuất phải có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; phim xuất khẩu do đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh sản xuất phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.
  • Băng phim, đĩa phim xuất khẩu phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Phim nhập khẩu phải có bản quyền hợp pháp và không vi phạm quy định tại Điều 11 của Luật Điện ảnh.
  • Chỉ được bán, cho thuê phim nhựa, băng phim, đĩa phim đã có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh; băng phim, đĩa phim phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.  
  • Chỉ được in sang, nhân bản để phát hành phim nhựa, băng phim, đĩa phim đã có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh. Việc in sang, nhân bản phim nhựa, băng phim, đĩa phim phải có hợp đồng bằng văn bản với chủ sở hữu phim.
  • Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim sử dụng thường xuyên mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp.
  • Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim có quy mô nhỏ, sử dụng thường xuyên dưới mười lao động, thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Luật Điện ảnh và quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, khi Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đã sửa đổi mục 192 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020). Theo đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ phát hành phim hiện nay không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên các chủ thể khi thực hiện hoạt động kinh doanh này không cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

3. Thủ tục, hồ sơ mở doanh  nghiệp kinh doanh dịch vụ phát hành phim

- Thủ tục mở doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phát hành phim bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: nội dung hồ sơ mở doanh nghiệp được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật. NPLaw sẽ hướng dẫn cho Quý bạn đọc nội dung hồ sơ cần thiết ngay tại phần này.

Bước 02: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: Nếu doanh nghiệp không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo không đúng thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

- Hồ sơ thực hiện thủ tục mở doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phát hành phim gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản dự thảo Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Giấy ủy quyền (nếu có).

​​​​​​​A hand holding a remote control

Description automatically generated

 

III. Các thắc mắc thườ ng gặp liên quan đến kinh doanh dịch vụ phát hành phim

1. Kinh doanh dịch vụ phá t hành phim có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?

Luật Điện ảnh 2022 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023, đã sửa đổi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020. Theo đó, “Dịch vụ phát hành phim” không còn là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ ngày 01/01/2023.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phát hành phim cần có vốn pháp định bao nhiêu?

Do ngành nghề kinh doanh phát hành phim hiện nay không còn là ngành kinh doanh có điều kiện nên không bị ràng buộc về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp.

3. Cách xác​​​​​​​ định vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phát hành phim?

Việc xác định vốn pháp định của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phát hành phim nói riêng được căn cứ trên cơ sở các quy định cụ thể của pháp luật. Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định chi tiết tên ngành nghề, vốn pháp định tương ứng với ngành nghề đó.

Trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu quy định về vốn pháp định, có thể tra cứu tên ngành nghề kinh doanh và vốn pháp định quy định tương ứng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến kinh doanh dịch vụ phát hành phim

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định về kinh doanh dịch vụ phát hành phim của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về kinh doanh dịch vụ phát hành phim. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thủ tục pháp lý của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan