QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH ONLINE

 

Thực trạng kinh doanh online  như thế nào? Quy định pháp luật về kinh doanh online? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Thực trạng kinh doanh online hiện nay

I. Thực trạng kinh doanh online hiện nay

Kinh doanh online là một hình thức kinh doanh sử dụng các nền tảng trực tuyến để tiếp cận khách hàng và thực hiện các giao dịch mua bán. Trong những năm gần đây, kinh doanh online đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20%.

II. Tìm hiểu về kinh doanh online

Kinh doanh online là hình thức kinh doanh sử dụng các nền tảng trực tuyến để tiếp cận khách hàng và thực hiện các giao dịch mua bán. Người bán và người mua không nhất thiết phải gặp mặt nhau trực tiếp mà có thể thông qua các nền tảng công nghệ số như website, mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo, Youtube, blog, forum,...), các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,...).

III. Quy định pháp luật về kinh doanh online

1. Những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh online

Căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định  trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau: 

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

- Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;

- Người kinh doanh lưu động;

- Người kinh doanh thời vụ;

- Người làm dịch vụ có thu nhập thấp (Trong đó mức thu nhập thấp áp dụng lên từng địa phương sẽ do thành phố trực thuộc Trung ương quy định).

2. Trách nhiệm của người kinh doanh online trên mạng xã hội

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì trách nhiệm của người bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử bao gồm 07 trách nhiệm sau:

- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với cá nhân bán hàng online không phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, người kinh doanh bán hàng online qua mạng xã hội phải tuân thủ các quy định về trách nhiệm như đã liệt kê ở trên, cũng như tuân thủ các quy định khác như vầ nghĩa vụ thực hiện thuế, thanh toán, hay bảo vệ người tiêu dùng… mà pháp luật đã quy định. 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh online

3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh online

Tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:

- Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.

Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc cá nhân khác ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

- Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được kê khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy;

Có bao gồm thông tin về số điện thoại, thư điện tử của người nộp hồ sơ;

- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Lưu ý: Thời hạn để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là 60 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Sau thời hạn nêu trên, nếu không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

IV. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến kinh doanh online

1. Kinh doanh online có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Nếu là các cá nhân, hoặc tổ chức đang tham gia bán hàng online trên lãnh thổ Việt Nam thì bắt buộc phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

-Theo điều 03 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên, không có địa điểm cố định,… thì không phải đăng ký kinh doanh.

- Theo điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT, các thương nhân/tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, có website cung cấp các dịch vụ: khuyến mại trực tuyến, sàn giao dịch thương mại điện tử, đấu giá trực tuyến thì phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức sàn giao dịch điện tử với Bộ Công thương.

Tóm lại, theo quy định trên thì bản thân người bán hàng online không chỉ đăng ký kinh doanh mà trách nhiệm đăng ký sẽ thuộc về doanh nghiệp đang vận hành website có chuyên mục mua bán

2. Cá nhân kinh doanh online thì có cần phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định của khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm thu nhập từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ lãi tiền gửi, thu nhập từ cổ tức, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ thừa kế, quà tặng và thu nhập từ các nguồn khác.

Trường hợp cá nhân kinh doanh online có doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Kinh doanh online giày fake có bị xử phạt hay không?

3. Kinh doanh online giày fake có bị xử phạt hay không?

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người buôn bán hàng fake có thể bị phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng giả hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng hoặc hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

- Trường hợp được xác định là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, người bán sẽ bị phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định 98 với số tiền từ 01 - 70 triệu đồng tùy theo giá trị số hàng giả bị phát hiện tương đương với hàng thật.

- Trường hợp được xác định là hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, người bán sẽ bị phạt hành chính theo Điều 11 với tiền từ 01 - 50 triệu đồng tùy theo giá trị hàng giả tương đương với hàng thật.

Ngoài phạt tiền, người bán sẽ bị tịch thu số hàng giả bị phát hiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Người kinh doanh online qua mạng xã hội nên lưu ý những gì?

Người kinh doanh online qua mạng xã hội cũng cần lưu ý những điều sau:

-Tuân thủ quy định của pháp luật: Kinh doanh online là một hoạt động kinh doanh, do đó doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật, bao gồm quy định về đăng ký kinh doanh, thuế, thương mại điện tử,...

- Bảo vệ quyền lợi khách hàng: Doanh nghiệp cần bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bao gồm quyền được bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quyền được đổi trả, hoàn tiền,...

- Luôn học hỏi, cập nhật xu hướng: Kinh doanh online là một lĩnh vực luôn thay đổi và phát triển. Doanh nghiệp cần luôn học hỏi, cập nhật xu hướng mới để có thể cạnh tranh và thành công.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài kinh doanh online. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về kinh doanh online, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan