Quy định pháp luật về kinh doanh sân gôn

Kinh doanh sân gôn không chỉ là việc cung cấp một không gian cho những người đam mê môn thể thao này. Đó còn là một cơ hội đầu tư hấp dẫn với khả năng sinh lời cao, đặc biệt là tại các khu vực có nhu cầu về du lịch và giải trí cao cấp. Sân gôn không chỉ thu hút các golfer chuyên nghiệp mà còn là điểm đến lý tưởng cho những người muốn thử sức với môn thể thao thú vị này. Để những rủi ro pháp lý không đáng có, từ đó bảo vệ quyền lợi của mình và của khách hàng, chủ sân gôn cần phải nắm vững các quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý trước khi đưa sân gôn vào hoạt động. Điều này không chỉ giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh uy tín và chuyên nghiệp cho sân gôn.

I. Nhu cầu kinh doanh sân gôn

Nhu cầu kinh doanh sân gôn ở Việt Nam đang trở nên sôi động, phản ánh sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí và du lịch. Đầu tư vào sân gôn không chỉ giới hạn ở việc xây dựng các sân chơi mà còn mở rộng sang các dịch vụ liên quan như khách sạn, nhà hàng, và bất động sản. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về quy hoạch, sử dụng đất, và bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn cần phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch có liên quan. Điều này đảm bảo rằng các dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến việc đáp ứng các điều kiện về sử dụng đất, xây dựng công trình cảnh quan, và hạ tầng kỹ thuật kết nối trong và ngoài khu vực sân gôn, cũng như tuân thủ các quy định về tài nguyên nước và phòng chống thiên tai. Với sự gia tăng của tầng lớp trung và thượng lưu tại Việt Nam, nhu cầu về một lối sống sang trọng và các hoạt động giải trí cao cấp như golf đang ngày càng tăng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nhưng cũng đặt ra thách thức trong việc đảm bảo các dự án phải mang lại giá trị thực sự cho cộng đồng và không gây hại cho môi trường hay xã hội.

II. Quy định pháp luật về kinh doanh sân gôn

1. Kinh doanh sân gôn (golf) là gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, Kinh doanh sân gôn là việc cung cấp dịch vụ chơi gôn, tập luyện, thi đấu gôn và các dịch vụ có liên quan phục vụ cho người chơi gôn.

Điều kiện với nhà đầu tư thực hiện dự án khi muốn kinh doanh sân gôn (golf)

2. Điều kiện với  nhà đầu tư thực hiện dự án khi muốn kinh doanh sân gôn (golf)

Theo Điều 8 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện Dự án sân gôn bao gồm:

  • Đáp ứng điều kiện về năng lực tài chính và các điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án sân gôn theo quy định của pháp luật về đất đai; ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án (đối với trường hợp phải ký quỹ) theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Có giải pháp, kế hoạch và cam kết hỗ trợ tái định cư, đào tạo, sử dụng lao động phù hợp cho người đang sử dụng khu đất dự kiến thực hiện Dự án sân gôn và người lao động tại địa phương.
  • Tự bảo đảm các yêu cầu, điều kiện cần thiết về kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước; xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.

3. Nguyên tắc đ ầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Theo Điều 3 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, nguyên tắc đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn bao gồm:

  • Hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ, du lịch, thể thao; đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa hình thức vui chơi, giải trí, phát triển thể lực, sức khỏe cộng đồng.
  • Việc thực hiện Dự án sân gôn không được làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, an sinh xã hội của người bị thu hồi đất để xây dựng sân gôn.
  • Đất sử dụng để xây dựng sân gôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; đáp ứng các điều kiện, thủ tục theo quy định pháp luật.

4.  Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf)

Theo Điều 4 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf) gồm:

  • Xây dựng và kinh doanh sân gôn khi chưa đáp ứng điều kiện, thủ tục quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
  • Lợi dụng kinh doanh sân gôn để tổ chức hoạt động cá cược, đánh bạc, gá bạc trái phép.
  • Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Không cung cấp thông tin hoặc không báo cáo khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

III. Giải đáp  một số câu hỏi về kinh doanh sân gôn

1. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn có phải xin chủ trương đầu tư không?

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, Nhà đầu tư chỉ được triển khai thực hiện Dự án sân gôn sau khi có quyết định chủ trương đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với Dự án thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư); hoàn thành các thủ tục về đất đai, xây dựng, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều kiện với nhà đầu tư thực hiện dự án khi muốn kinh doanh sân gôn (golf)

Như vậy, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn bắt buộc phải xin chủ trương đầu tư.

2. Những  loại đất được kinh doanh sân Gôn

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, Các loại đất không được sử dụng để xây dựng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn:

a) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

b) Đất rừng, đất trồng lúa, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

c) Đất thuộc các khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, di tích thuộc danh mục kiểm kê của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao;

đ) Đất thuộc phạm vi bảo vệ đê điều và hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật Đê điều, Luật Tài nguyên, môi trường và hải đảo.

Như vậy, hoạt động kinh doanh sân gôn được sử dụng các loại đất không thuộc các trường hợp nêu trên.

3. Những hành vi bị cấm trong đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Theo Điều 4 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf) gồm:

  • Xây dựng và kinh doanh sân gôn khi chưa đáp ứng điều kiện, thủ tục quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
  • Lợi dụng kinh doanh sân gôn để tổ chức hoạt động cá cược, đánh bạc, gá bạc trái phép.
  • Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Không cung cấp thông tin hoặc không báo cáo khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

4. Lợi dụng kinh doanh sân gôn để tổ chức cá cược có vi phạm pháp luật không?

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf) gồm: Lợi dụng kinh doanh sân gôn để tổ chức hoạt động cá cược, đánh bạc, gá bạc trái phép.

Như vậy, hành vi lợi dụng kinh doanh sân gôn để tổ chức cá cược là hành vi vi phạm pháp luật.

5. Xây dựng công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn trên đất xây dựng  cụm công nghiệp được không?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, Các loại đất không được sử dụng để xây dựng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn: Đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao.

Lợi dụng kinh doanh sân gôn để tổ chức cá cược có vi phạm pháp luật không?

Như vậy, theo quy định trên thì không được xây dựng công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn trên đất xây dựng cụm công nghiệp.

6. Cần bao nhiêu tỷ, diện tích đất thì mới có thể xây dựng sân golf để kinh doanh vui chơi giải trí, chụp hình sống ảo?

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 52/2020/NĐ-CP, Diện tích sân gôn tiêu chuẩn (18 lỗ) không quá 90 ha (bình quân không quá 5 ha trên một lỗ gôn); diện tích Dự án sân gôn xây dựng lần đầu không được quá 270 ha (54 lỗ gôn).

Như vậy, số tiền cần bỏ ra để xây dựng sân golf để kinh doanh vui chơi giải trí, chụp hình sống ảo là không bị giới hạn. Tùy vào nhu cầu kinh doanh mà bạn có thể đầu tư kinh phí phù hợp . Tuy nhiên, về đất thì diện tích sân gôn tiêu chuẩn (18 lỗ) không quá 90 ha (bình quân không quá 5 ha trên một lỗ gôn); diện tích Dự án sân gôn xây dựng lần đầu không được quá 270 ha (54 lỗ gôn), cho nên việc xây dựng sân golf chỉ được dùng tối đa là 270 ha đất mà thôi.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về kinh doanh sân gôn

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về kinh doanh sân gôn mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến các thủ tục cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan