Kinh doanh sữa nhập khẩu cho trẻ em là một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thế hệ tương lai. Chính vì vậy, các quy định pháp luật về sản phẩm này luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Các nhà sản xuất và phân phối sữa nhập khẩu phải tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn mác, kiểm tra chất lượng, cũng như đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em.
Sau đây, NPLAW sẽ giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về kinh doanh sữa nhập khẩu cho trẻ em.
I. Tìm hiểu về kinh doanh sữa nhập khẩu cho trẻ em
Ngày nay, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng dinh dưỡng cho con cái, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển đầu đời. Sữa nhập khẩu, đặc biệt là sữa dành cho trẻ em, thường được tin tưởng vì đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sữa nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghiệp thực phẩm phát triển như Mỹ, Úc, New Zealand, và các nước châu Âu được coi là đảm bảo chất lượng, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Hiện nay, pháp luật không có quy định thế nào là kinh doanh sữa nhập khẩu cho trẻ em. Tuy nhiên, có thể hiểu: Kinh doanh sữa nhập khẩu cho trẻ em là hoạt động thương mại liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm sữa từ nước ngoài và phân phối, bán lại cho người tiêu dùng tại thị trường trong nước, đặc biệt là cho các bậc phụ huynh có nhu cầu mua sữa cho con cái.
Trong trường hợp kinh doanh sữa nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về và phân phối tại thị trường Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh thực phẩm, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thực hiện tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
- Đáp ứng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương tại Điều 24 Mục 1, Mục 3 Nghị định 77/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016; khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2018/NĐ-CP.
- Đáp ứng các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 10; khoản 4, khoản 5 Điều 11; Điều 12; Điều 13 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP.
- Thực hiện đăng ký giá, kê khai giá sữa theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BCT ngày 26/6/2017 của Bộ Công Thương về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo phụ lục 1 Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT có quy định Danh sách hàng hóa phải làm kiểm dịch động vật khi nhập khẩu, trong đó có một số mặt hàng sữa. Doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu sữa, hay đăng ký kiểm dịch cho hàng sữa bột trước khi đưa hàng về.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kinh doanh sữa nhập khẩu cho trẻ em bằng hình thức online. Tuy nhiên, khi lựa chọn hình thức kinh doanh này, các doanh nghiệp cần tuân thủ một số quy định pháp lý và yêu cầu đặc biệt để đảm bảo chất lượng, tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu, Sữa nhập khẩu từ nước ngoài không đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của Bộ Y tế được xử lý như sau:
(1) Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước, chủ hàng có trách nhiệm báo cáo cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố một trong các giấy tờ sau:
- Chứng từ tái xuất đối với trường hợp áp dụng hình thức tái xuất;
- Biên bản tiêu hủy có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Hợp đồng chuyển mục đích sử dụng giữa chủ hàng với bên mua hoặc bên nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng. Bên mua hoặc nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu không được sử dụng lô hàng, mặt hàng đó làm thực phẩm.
(2) Sau khi hoàn thành việc khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn, nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra sản phẩm nhập khẩu.
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn mà lô hàng, mặt hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu thì phải áp dụng một trong các hình thức xử lý:
- Tái xuất;
- Tiêu hủy.
Nếu một công ty nhập khẩu sữa cho trẻ em từ một quốc gia chưa có thỏa thuận thương mại với Việt Nam về việc công nhận chứng nhận an toàn thực phẩm, công ty này vẫn có thể làm thủ tục để chứng minh sản phẩm sữa nhập khẩu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tại Việt Nam thông qua các bước sau:
Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP vi phạm quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm, trường hợp nhập khẩu sữa cho trẻ em từ nước ngoài nhưng không thực hiện việc khai báo sản phẩm với cơ quan chức năng (không đăng ký bản công bố sản phẩm) sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân tức từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng; buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết của NPLaw cung cấp cho Quý khách liên quan đến các quy định kinh doanh sữa nhập khẩu cho trẻ em. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ Luật sư chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn