Vận tải hành khách bằng xe ô tô là loại hình dịch vụ thương mại phổ biến nhất trong mọi nền kinh tế. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đi lại của người dân ngày càng nhiều và đòi hỏi dịch vụ vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng phương tiện xe ô tô nói riêng luôn phải có sự phát triển tương ứng sao cho thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đó. Hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại của con người ngày một tăng cao, trong những năm gần đây các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải liên tục đổi mới và phát triển cả về số lượng, chất lượng và đặc biệt là đối với những loại hình doanh nghiệp có truyền thống lâu đời về vấn đề quản lý khai thác kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô, trong đó có xe hợp đồng.
Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần phải thay đổi nhiều chính sách sao cho phù hợp với hoạt động dịch vụ vận tải hành khách dựa trên nền tảng thực tế của quá trình vận hành. Nhà nước với vai trò thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế, tạo ra môi trường vô cùng thuận lợi phục vụ cho hoạt động kinh doanh thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật chuẩn mực, phù hợp sẽ có tác động quyết định đến sự phát triển hoạt động dịch vụ vận tải hành khách bằng phương tiện xe ô tô. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề điều chỉnh quan hệ vận chuyển hành khách là một yêu cầu cấp bách tạo ra nền móng vững chắc giải quyết bức xúc hiện nay, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác vận tải hành khách bằng xe ô tô, trong đó có xe hợp đồng. Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết Quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng dưới đây.
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, đặc biệt khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng thì nhu cầu đi lại của người dân ngày càng nâng cao, kéo theo đó là vấn đề kinh doanh vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng xe hợp đồng nói riêng phát triển mạnh mẽ. Vận tải hành khách bằng xe hợp đồng có vai trò thiết yếu đối với sản xuất và đời sống xã hội. Dịch vụ vận tải hành khách bằng xe hợp đồng là một loại của vận tải đường bộ. Nếu vận tải đường bộ bị hạn chế thì các quy trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân cũng không thể thực hiện được, việc giao thương hàng hóa giữa các khu vực, các vùng miền và sự đi lại của nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Vận tải là một trong những vấn đề vô cùng cần thiết đối với tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và đi lại của nhân dân. Vì vậy, phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe hợp đồng từ trước đến nay ở mỗi quốc gia đều là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng và đòi hỏi phải phát triển với những bước tiến nhảy vọt.
Với một số ưu điểm cơ bản là tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, giá vận chuyển phù hợp, dịch vụ vận tải hành khách bằng xe hợp đồng đã và đang ngày càng phát triển mạnh trong phạm vi nội tỉnh cũng như trong phạm vi liên tỉnh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP, thì: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng là loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải không theo tuyến cố định, tiến hành hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện xe ô tô thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử (sau đây được gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) ký kết giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê dịch vụ vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (trong đó bao gồm cả việc thuê người lái xe).
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi tại Điều 2 Nghị định 41/2024/NĐ-CP), điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng bao gồm các điều kiện sau:
- Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”, và phù hiệu đó cần được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; đồng thời phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;
- Phải được niêm yết (hay còn được gọi là dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và trên kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;
- Trường hợp phương tiện xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên tỷ lệ 70% tổng thời gian hoạt động trong 01 tháng tại địa phương nào thì bắt buộc phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện (theo điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP).
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP, thủ tục và hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
- Bản sao văn bằng hoặc bản sao chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
- Bản sao hoặc bản chính quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (tuy nhiên áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt, kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container, kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Bước 2: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, được tính bắt đầu kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc có thể thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do chính đáng.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định:
Không được tiến hành hoạt động gom khách, hoặc đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải cung cấp; không được thực hiện hoạt động xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe; không được bán vé hoặc không được thu tiền đối với từng hành khách đi xe nhất định dưới bất kỳ hình thức nào; không được ấn định hành trình hoặc ấn định lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách khác nhau hoặc phục vụ cho nhiều người thuê dịch vụ vận tải khác nhau.
Như vậy, đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, lái xe sẽ không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
Căn cứ theo điểm k khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm r khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Kinh doanh vận tải bằng phương tiện xe ô tô tuy nhiên không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã được ghi nhận cụ thể trong giấy phép kinh doanh vận tải;
- Thành lập điểm giao dịch đón khách trái phép, hoặc trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);
- Bến xe không thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện ra, vào bến hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho phương tiện ra, vào bến xe;
- Không tổ chức hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định của pháp luật hoặc có tổ chức khám nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định;
- Không thực hiện việc cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin trên lệnh vận chuyển của từng chuyến xe buýt, phương tiện chạy tuyến cố định theo quy định;
- Bến xe khách không áp dụng phần mềm quản lý bến xe, hệ thống camera giám sát theo quy định;
- Vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng phương tiện xe ô tô để xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên;
- Sử dụng phương tiện xe ô tô kinh doanh vận tải để đón, trả khách; nhận, trả hàng trên đường cao tốc;
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sử dụng hợp đồng điện tử không có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc cung cấp cho người thuê vận tải theo quy định; hoặc có giao diện phần mềm tuy nhiên giao diện đó không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; không thực hiện việc gửi hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử theo quy định.
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng không gửi hóa đơn điện tử cho hành khách bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, hoặc từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì một trong những điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng là phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”. Vì vậy, phương tiện ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng khi thực hiện chở hành khách thì bắt buộc phải có phù hiệu xe. Trong trường hợp xe không có phù hiệu này, cả tài xế và đơn vị vận tải đều có thể bị xử phạt (theo điểm d khoản 6; điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng:
-Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng.
-Hỗ trợ trong việc soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng.
-Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng mà công ty NPLAW gửi đến quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn