Quy định pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới. Trong đó, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến kinh doanh xuất khẩu gạo và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo.

Nhu cầu kinh doanh xuất khẩu gạo

I. Nhu cầu kinh doanh xuất khẩu gạo

Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn, dịch bệnh, yêu cầu khắt khe của thị trường về các tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường rất cao vì gạo là mặt hàng nhạy cảm, hiện nhiều nước có xu hướng tự cung tự cấp lúa gạo, hạn chế nhập khẩu. Một số nước áp dụng công nghệ, khoa học vào sản xuất gạo để nâng cao năng suất. Chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp, tỷ lệ gạo trên 15% tấm còn chiếm tới 36%. Không có hợp đồng tiêu thụ ổn định, giá cả bấp bênh. Sản xuất lúa còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, manh mún, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp, cơ giới hóa còn chậm, tổn thất sau thu hoạch lớn (hiện nay tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của nước ta là 13-16%, Thái Lan khoảng 7-10%). Số lượng doanh nghiệp tham gia vào các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ít về số lượng, quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, do đó các hợp đồng liên kết hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến nông sản thiếu, làm tăng tổn thất và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản. Công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ gạo chưa phát triển đồng đều, nhất là các sản phẩm phụ chưa được chế biến để nâng cao giá trị gia tăng.

II. Quy định pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo

1. Kinh doanh xuất khẩu gạo là gì?

Kinh doanh xuất khẩu gạo là quá trình doanh nghiệp bán gạo từ Việt Nam tới một quốc gia khác. Kinh doanh xuất khẩu gạo là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. 

2.Điều kiện kinh doanh xuất  khẩu gạo

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

 

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

- Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

Như vậy, muốn kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ  điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

  1. Hồ sơ:

  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
  • Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
  • Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
  1. Thủ tục:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ:
  • Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
  • Bước 3: Xử lý hồ sơ:
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
  • Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?

  1. Hồ sơ

Theo Chương IV Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định hồ sơ đăng ký công ty đối với từng loại hình công ty kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

  • Công ty tư nhân: 
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ công ty tư nhân.
  •  Công ty hợp danh:
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty.
  • Điều lệ công ty.
  •  Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ:Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ: Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty; Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty; giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần: 
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (công ty cổ phần).
  •  Bản sao các giấy tờ: Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty;  Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông tổ chức đầu tư nước ngoài và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  1. Thủ tục

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xuất khẩu gạo được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;

Bước 2: Nộp hồ sơ:

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây
  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 
  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. 
  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
  • Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

III. Giải đáp một số câu hỏi về kinh doanh xuất khẩu gạo

1. Điều kiện về kho chứa của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?

Điều kiện về kho chứa của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?

 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, kho chứa của doanh nghiệp kinh doanh sản xuất gạo phải có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm. 

Bên cạnh đó, điều kiện về kho chứa của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư 12/2013/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc và cơ sở xay, xát thóc.

2. Những việc thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận?

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân cần thực hiện việc điều hành xuất gạo theo quy định tại chương III Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

3. Trường hợp được​​​​​​​ kinh doanh xuất khẩu gạo mà không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, thương nhân được kinh doanh xuất khẩu gạo mà không cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo trong trường hợp sau:

  • Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

Như vậy, thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần có Giấy chứng nhận trong trường hợp thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng.

IV. Dịch vụ tư vấn phá p lý về kinh doanh xuất khẩu gạo

Trên đây là những thông tin cơ bản về kinh doanh xuất khẩu gạo. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan