Kinh phí công đoàn là nguồn tài chính chính để duy trì hoạt động hàng ngày của công đoàn, từ việc tổ chức các cuộc họp, đến việc thực hiện các chiến dịch nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Công đoàn sử dụng kinh phí để đại diện cho người lao động trong các cuộc đàm phán thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ quyền lợi người lao động trước nhà tuyển dụng và tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Vậy thực trạng liên quan đến kinh phí công đoàn hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến kinh phí công đoàn và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến kinh phí công đoàn?
Kinh phí công đoàn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tổ chức công đoàn, hỗ trợ các thành viên và thực hiện các hoạt động phúc lợi, đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Kinh phí này giúp tổ chức công đoàn có nguồn tài chính để tổ chức các hoạt động như đào tạo, tư vấn pháp luật, hỗ trợ xã hội, văn hóa, thể thao, và đặc biệt là thương lượng và ký kết các thỏa ước lao động tập thể.
Kinh phí công đoàn là số tiền doanh nghiệp phải đóng góp dựa trên tỷ lệ nhất định của quỹ lương, được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của công đoàn cơ sở và các cấp công đoàn khác.
Căn cứ điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính công đoàn thì Mức đóng kinh phí công đoàn là bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên công đoàn
Căn cứ tại điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động thì nếu chậm đóng kinh phí công đoàn sẽ bị Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động.
Kinh phí công đoàn được sử dụng cho các hoạt động của công đoàn như tổ chức các sự kiện, đào tạo, tư vấn pháp lý cho người lao động, thương lượng thỏa ước lao động, và các hoạt động phúc lợi, xã hội khác.
Kinh phí công đoàn được quản lý bởi công đoàn cơ sở tại nơi làm việc hoặc cấp cao hơn tuỳ vào cơ cấu tổ chức công đoàn của doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 2 tại điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động quy định Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
Từ quy định trên thì có thể hiểu rằng không thể không đóng phí công đoàn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP về đối tượng đóng kinh phí công đoàn. Theo đó, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định mà không phân biệt doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.
Do đó, Công ty không có công đoàn thì vẫn phải đóng kinh phí công đoàn.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về nguồn đóng kinh phí công đoàn thì đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng kinh phí công đoàn sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện kinh phí công đoàn:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến kinh phí công đoàn NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn