Trong cuộc sống hiện nay, vấn đề "lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng" là một vấn đề phổ biến, xảy ra ở nhiều lĩnh vực và liên quan đến nhiều vấn đề pháp luật như hành chính, hình sự, dân sự. Nó ảnh hưởng đến đa dạng đối tượng từ thanh niên, người trung niên cho đến người già, và thường được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến lừa đảo chuyển tiền.

I. Thực trạng lừa đảo chuyển tiền hiện nay
Từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022, theo số liệu ghi nhận của lực lượng Công an, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra 157 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hơn 60 tỷ đồng. Ngày càng có nhiều hình thức lừa đảo, thủ đoạn tinh vi, nhưng chủ yếu là lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, chiếm tỷ lệ gần 80% (124/157 vụ), gây thiệt hại 26 tỷ đồng. Một số hành vi lừa đảo cụ thể hiện nay như sau:
- Lừa đảo nhắm vào những tấm lòng nhân ái: Hiện nay, mạng xã hội đã tạo hiệu ứng rất tốt khi lan tỏa nghĩa cử đẹp, kêu gọi những tấm lòng nhân ái, chia sẻ cùng hoàn cảnh khó khăn, mảnh đời bất hạnh… Tuy nhiên, cũng có nhiều đối tượng xấu, lợi dụng việc kêu gọi giúp đỡ người khác để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trước đó, vào tháng 04/2021, Nguyễn Hữu Hiền lên mạng, xem 1 kênh Youtube nổi tiếng quay lại những hoàn cảnh khó khăn để kêu gọi từ thiện. Kênh Youtube này có rất nhiều người theo dõi, giúp đỡ. Hiền lấy thông tin, hình ảnh của kênh Youtube này, tạo một trang Facebook giả mạo của riêng Hiền để lừa đảo tiền từ thiện. Sau đó, Hiền kết bạn và liên lạc được với 1 người phụ nữ hay tham gia các hoạt động từ thiện, cư trú trên địa bàn huyện Chợ Gạo. Chị đã từng xem video clip về những hoàn cảnh khó khăn của kênh chính thống và có ý định quyên góp, giúp đỡ. Qua tài khoản giả mạo, Hiền gửi cho chị những video clip về các hoàn cảnh khó khăn được lấy từ kênh Youtube thật. Từ đó, chị tin tưởng chuyển tiền giúp đỡ. Hiền đã gửi hai số tài khoản để chị chuyển hơn 1 tỷ đồng. Sau khi nhận được tiền, Hiền rút ra tiêu xài và chuyển tiền chơi game trên mạng.
- Lừa chốt hàng online: Một phụ nữ sinh sống trên địa bàn thành phố Mỹ Tho từng bị lừa tuyển nhân viên bán hàng online cho biết: cuối năm 2021, chị thấy thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội Facebook nên đã nhắn tin và được một người tự xưng là quản lý nhân sự của một Công ty cổ phần quảng cáo, địa chỉ tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn chốt đơn mua hàng online để nhận tiền hoàn đơn cùng với hoa hồng. Tin lời, chỉ trong vòng 4 ngày, theo yêu cầu của các đối tượng, chị đã lần lượt chuyển vào 02 tài khoản ngân hàng mà chúng cung cấp với số tiền gần 2,5 tỷ đồng. Sau khi không nhận lại được tiền vốn cùng với hoa hồng, không liên lạc được với các đối tượng, chị mới biết mình bị lừa và làm đơn tố giác gửi cơ quan Công an. Một trường hợp khác, một sinh viên sinh sống trên địa bàn huyện Chợ Gạo đã mất 250 triệu đồng vì chuyển tiền chốt đơn hàng để hưởng hoa hồng. Khi trình báo với cơ quan Công an, em cho biết: giữa tháng 6 em tham gia 1 trang mua, bán hàng của 1 Công ty và được chiêu dụ “đầu tư”. Chỉ trong 3 ngày, chuyển “đầu tư” 3 lần với tổng số tiền gần 10 triệu đồng, em đã được trả hoa hồng 1,5 triệu đồng. Thấy thu lợi nhuận khá dễ dàng, từ ngày 15/6 đến ngày 24/6, em đã vay tiền của bạn bè và người thân để tiếp tục chuyển “đầu tư” gần 250 triệu đồng. Khi em yêu cầu rút tiền ra thì công ty cắt liên lạc.
Trung tá Lê Trọng Nghĩa, Đội trưởng Đội Phòng, chống tội phạm công nghệ cao, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết: tình trạng lừa đảo qua mạng hiện nay rất phức tạp, phương thức thủ đoạn thường xuyên thay đổi, đối tượng thực hiện hành vi thường ở nước ngoài, sử dụng các tài khoản ngân hàng không chính chủ (tài khoản mua bán trên mạng); người thực hiện hành vi lừa đảo và bị hại không biết mặt nhau…
Mặt khác, kiến thức pháp luật của người dân còn hạn chế; kỹ năng, kiến thức về giao dịch ngân hàng qua mạng (Internet Banking) chưa đầy đủ. Với sự bùng nổ công nghệ, người dân dễ dàng sở hữu thiết bị công nghệ (Smartphone, laptop, Ipad…) nhưng chưa am hiểu nhiều về kiến thức công nghệ nên dễ bị đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài những chiêu lừa thiện nguyện, đe dọa liên quan đến pháp luật; những trường hợp khác, hầu hết nạn nhân đều bị “hấp dẫn” bởi “lợi nhuận” mà đối tượng đưa ra để chiêu dụ.
II. Lừa đảo chuyển tiền là gì?
1. Lừa đảo chuyển tiền là gì? Một số ví dụ cụ thể.
Lừa đảo chuyển tiền là việc một người hoặc một nhóm người sử dụng những thủ đoạn gian dối nhằm đánh vào lòng tin của các nạn nhân khiến cho nạn nhân chuyển tiền sang số tài khoản của bọn tội phạm. Từ đó, những người phạm tội này sẽ mất liên lạc với các nạn nhân và chiếm đoạt luôn số tiền mà nạn nhân chuyển sang số tài khoản của chúng.
Ví dụ cụ thể về việc lừa đảo chuyển tiền: Ngày 14/3/2023, công an quận Nam Từ Liêm tiếp nhận đơn trình báo của chị V.T.H (SN 1978, Hoàng Mai, TP.Hà Nội) về việc khi chị đang làm việc tại công ty ở KCN Từ Liêm thì nhận được điện thoại từ số +84707118406 tự xưng là giáo viên nhà trường đến số điện thoại cá nhân của chị. Người lạ trên thông báo con chị là cháu L.G.B đang học lớp 10A1 trường chuyên KHTN bị ngã từ tầng 3 của trường, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức trong tình trạng nguy kịch. Tin lời đối tượng chị đã chuyển cho chúng 200 triệu đồng.
Thông qua vụ việc trên, chúng ta thấy rằng, nguyên nhân chính dẫn đến sự việc đó, chính là sự nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức của các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh sự liên lạc giữa gia đình và nhà trường trong trường hợp này còn hạn chế. Cụ thể, trong trường hợp này, nếu phụ huynh liên lạc được với nhà trường, liên hệ được với cô giáo chủ nhiệm thì họ sẽ biết chính xác con mình không bị tai nạn. Con họ vẫn đang học tại trường, thì chắc chắn họ sẽ không chuyển tiền cho đối tượng.
2. Một số thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền, nhưng phổ biến nhất là 03 thủ đoạn sau:
- Bán hàng hoặc chào mời mua hàng trực tuyến, sau đó yêu cầu người mua chuyển tiền qua tài khoản trước nhưng không giao hàng, và sau đó đứng ra cắt đứt mọi liên lạc, đóng băng tài khoản mạng xã hội sau khi đã nhận đủ tiền từ bên mua thông qua chuyển khoản.
- Lừa đảo đóng vai bên dịch vụ chuyển hàng hoá hoặc quà tặng từ người thân, bạn bè của nạn nhân từ nước ngoài, yêu cầu nạn nhân thanh toán phí dịch vụ hoặc nộp phạt cho cơ quan hải quan qua một tài khoản cá nhân. Sau khi nhận được tiền, đối phương tìm mọi cách để chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền đã được chuyển.
- Lừa đảo thông qua việc liên lạc qua tổng đài, hoặc qua các trang mạng xã hội mà nạn nhân tham gia, để thông báo cho nạn nhân rằng họ đã trúng thưởng trong một chương trình nào đó, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền để hoàn tất hồ sơ và nhận thưởng. Sau khi người bị hại chuyển tiền, họ lại mất liên lạc với công ty phát thưởng hay tổ chức chương trình trúng thưởng (tức là bên lừa đảo).
- Lừa đảo chuyển tiền nhầm: Giả chuyển khoản nhầm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chiêu trò lừa đảo vô cùng tinh vi, các đối tượng cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người nào đó. Sau khi bên kia nhận được tiền, đối tượng sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính để liên hệ, dọa nạt và yêu cầu họ trả lại số tiền đã nhận như một khoản vay cùng với số lãi cắt cổ.
Một trường hợp khác, đối tượng lừa đảo chuyển tiền cho người bị hại, sau đó liên hệ giới thiệu mình đang sống tại nước ngoài và muốn được nhận lại số tiền đã chuyển khoản nhầm. Để trả lại số tiền, người nhận tiền chuyển nhầm phải sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Sau khi điền đầy đủ thông tin tài khoản ngân hàng vào đường link nói trên, toàn bộ số tiền trong tài khoản của bị hại sẽ bị rút sạch.
Do đó, mọi người cần hết sức cảnh giác đối với các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm nhằm bảo vệ tài sản của bản thân mình.

III. Hành vi lừa đảo chuyển tiền sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, hành vi lừa đảo chuyển tiền là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này sẽ bị xử lý như sau:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về lừa đảo chuyển tiền

1. Lừa đảo chuyển tiền có bị phạt tù không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, hành vi lừa đảo chuyển tiền là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, tùy vào mức độ phạm tội mà sẽ bị xử phạt tù với khung hình phạt thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là tù chung thân.
2. Lừa đảo chuyển tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự những tội gì?
Trong trường hợp người phạm tội sử dụng các thủ đoạn gian dối khiến nạn nhân rơi vào bẫy thì sẽ bị truy cứu về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3. Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo chuyển tiền?
Mỗi người cần phải trang bị cho bản thân một kiến thức thật đầy đủ để tránh việc bị lừa đảo chuyển tiền. Dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp một số cách hữu ích giúp các bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo chuyển tiền:
- Không truy cập vào các đường link lạ nói rằng bạn đã trúng thưởng một món quà có trị giá lớn và bạn phải chuyển cho các đối tượng đó một số tiền để bọn chúng thực hiện các thủ tục nhận quà. Nếu bạn nhẹ dạ cả tin và chuyển tiền cho các đối tượng này, sau khi nhận được tiền chúng sẽ tiến hành chặn tất cả các phương thức liên lạc của bạn và số tiền bạn chuyển cho chúng cũng sẽ “bốc hơi”
- Hiện nay, có những thủ đoạn “chuyển tiền nhầm”: Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người nhận cần lưu ý không sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân và chỉ làm việc với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng. Người dân có thể chủ động liên hệ với ngân hàng hoặc cơ quan công an để thông báo về việc nhận tiền chuyển nhầm hoặc đợi đại diện ngân hàng liên hệ làm việc. Nếu nhận được điện thoại từ ngân hàng, cần kiểm tra xem đó có đúng là số điện thoại của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp. Trường hợp khoản tiền chuyển nhầm có giá trị nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại. Đối với số tiền lớn, chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh hoặc liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.
Tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật như: Mật khẩu truy cập tài khoản, Mật khẩu giao dịch một lần (OTP) cho bất cứ ai (kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng) và dưới bất cứ hình thức nào và cảnh giác với các yêu cầu truy cập đường link website, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân.
Đặc biệt lưu ý: Việc không trả lại số tiền hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân là vi phạm pháp luật. Công dân cần liên hệ ngân hàng hoặc cơ quan công an để được tư vấn giải quyết, tránh vi phạm pháp luật.
- Không nên kết bạn với người không quen biết, không nghe điện thoại khi thấy số điện thoại có đầu số lạ, nhất là các số máy có đầu số nước ngoài 0099…, 0055..., 0088..., 001...nếu nghe điện thoại của người lạ thì không được làm theo hướng dẫn.
- Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân như: số chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng,… cho bất kỳ ai, khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì. Không chuyển tiền, nộp tiền vào bất kỳ tài khoản ngân hàng của cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai.
- Không thực hiện yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Viber...kể cả là của người thân, bạn bè. Cần gọi điện thoại xác nhận nếu người đó là người thân, bạn bè nhằm tránh trường hợp người thân, bạn bè bị hack tài khoản.
4. Tố cáo cá nhân, tổ chức có hành vi lừa đảo chuyển tiền ở đâu?
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 5 thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC , cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm ồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Theo đó, người bị hại có thể làm Đơn tố giác lừa đảo qua mạng gửi tới một trong các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn nêu trên để đòi lại tài sản bị lừa đảo.
5. Nếu không may bị lừa đảo chuyển tiền thì cần phải làm gì?
Nếu không may rơi vào tình huống bị lừa đảo chuyển tiền, bạn cần phải thực hiện các hành động sau:
- Sau khi bạn cho rằng mình đã rơi vào tình huống bị lừa đảo chuyển tiền, hãy cố gắng ghi chú mọi thông tin như tên người dùng, số tài khoản hoặc mật khẩu mà bạn có thể đã chia sẻ.
- Ngay lập tức thay đổi mật khẩu trên những tài khoản bị ảnh hưởng đó và bất kỳ nơi nào khác mà bạn có thể sử dụng cùng một mật khẩu. Trong khi thay đổi mật khẩu, bạn nên tạo mật khẩu duy nhất cho từng tài khoản và bạn có thể muốn thấy Tạo và sử dụng mật khẩu mạnh.
- Xác nhận rằng bạn đã bật xác thực đa yếu tố (còn được gọi là xác minh hai bước) cho mọi tài khoản mà bạn có thể.
- Nếu cuộc tấn công này ảnh hưởng đến tài khoản nơi làm việc hoặc trường học của bạn, bạn nên thông báo cho nhân viên hỗ trợ IT tại cơ quan hoặc trường học của bạn về cuộc tấn công có thể xảy ra. Nếu bạn đã chia sẻ thông tin về thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của mình, bạn có thể muốn liên hệ với các công ty đó cũng để cảnh báo họ về các hành vi gian lận có thể xảy ra.
Nếu bạn bị mất tiền, hãy báo cho cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương để họ có thể tiến hành điều tra về việc đó. Các bước mà bạn vừa thực hiện ở trên sẽ giúp cơ quan điều tra có thể tiến hành xác minh vụ việc một cách nhanh chóng và có thể lấy lại được số tiền mà bị bị lừa.
V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vấn đề lừa đảo chuyển tiền
Đến với NPLaw, đội ngũ luật sư sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất khi bạn muốn thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề lừa đảo chuyển tiền:
- Tư vấn về các quy định pháp luật về mức phạt về hành vi lừa đảo chuyển tiền;
- Tư vấn về cách tố cáo cá nhân, tổ chức có hành vi lừa đảo chuyển tiền;
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến lừa đảo chuyển tiền;
- Tham gia bào chữa cho khách hàng khi khách hàng là người có hành vi lừa đảo chuyển tiền.
Trên đây là những thông tin cơ bản về lừa đảo chuyển tiền. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn