QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NHÀ ĐẤT ĐANG BỊ THẾ CHẤP

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NHÀ ĐẤT ĐANG BỊ THẾ CHẤP

Hiện nay, việc mua bán nhà đất đang bị thế chấp diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, rất ít người biết được về tính hợp pháp của việc mua bán nhà đất đang bị thế chấp. Vậy quy định pháp luật về mua bán nhà đất đang bị thế chấp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

I. Thực trạng mua bán nhà đất đang bị thế chấp

Đa số người dân đều quan niệm mua đất đang thế chấp sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, rủi ro đó sẽ ít xảy ra nếu người dân nắm rõ cách mua đất đang thế chấp. Hiện nay có rất nhiều vụ việc xảy ra tranh chấp mua bán nhà đất đang bị thế chấp. 

II. Quy định pháp luật về mua bán nhà đất đang bị thế chấp

Quy định pháp luật về mua bán nhà đất đang bị thế chấp như sau: 

1. Quyền mua bán nhà đất khi đang thế chấp ngân hàng

Theo quy định Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý. 

Bên cạnh đó căn cứ quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp như sau:

- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp

- Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

Như vậy bên bán phải thông báo cho ngân hàng về ý định bán nhà đất và chỉ được nhận đặt cọc khi Ngân hàng đồng ý.

2. Cách thức mua nhà đất đang thế chấp ngân hàng

Cách thức mua nhà đất đang thế chấp ngân hàng gồm: 

Theo thỏa thuận ba bên

Căn cứ vào Thỏa thuận ba bên các bên sẽ thực hiện trình tự mua bán (thông thường), như sau:

  • Bên mua sẽ chuyển tiền đặt cọc tương ứng với số tiền cần phải trả (gốc, lãi) cho ngân hàng.
  • Ngân hàng nhận đủ tiền và sẽ ra thông báo giải chấp nhà đất đồng thời bàn giao Sổ đỏ cho Bên Mua.
  • Bên mua sẽ thực hiện việc giải chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai (theo giấy ủy quyền của bên bán).
  • Giải chấp xong thì Bên mua và bên bán tới Phòng công chứng để ký kết hợp đồng mua bán nhà đất và Bên mua thanh toán tiền mua nhà đất còn lại cho bên bán theo thỏa thuận.
  • Bên mua nộp hồ sơ thực hiện thủ tục sang tên tại Phòng đăng ký đất đai.

Thay thế tài sản thế chấp khác

Cách tiếp theo là cách mua nhà đang thế chấp ngân hàng là sử dụng tài sản khác để thay thế:

  • Chủ căn nhà đưa một tài sản khác vào bảo đảm cho khoản vay và rút sổ đỏ căn nhà muốn bán ra để thực hiện giao dịch mua bán như bình thường. Theo đó ngân hàng sẽ trả lại sổ đỏ và ra thông báo giải chấp và chủ sử dụng nhà đất thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
  • Sau khi hoàn tất các thủ tục với ngân hàng, hai bên đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng để làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
  • Sau khi ký hợp đồng công chứng thì bên mua làm thủ tục sang tên tại Phòng đăng ký đất đai; nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà đất và nhận sổ đỏ đã sang tên bên mua.

3. Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp ngân hàng

Hồ sơ mua bán đất thế chấp bao gồm: 

  • Hợp đồng mua bán có công chứng chứng thực
  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
  • Đơn đề nghị đăng ký biến động
  • Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp ngân hàng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như trên

Bước 2: Ký hợp đồng cam kết có công chứng và chữ ký của cả ba bên gồm bên mua, bên bán và ngân hàng tùy vào cách thức các bên lựa chọn.

Bước 3: Ngân hàng trả lại Sổ đỏ và ra thông báo giải chấp, các bên thực hiện thủ tục giải chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 4: Bên mua và bên bán thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng.

Bước 5: Nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ tại chi cục thuế nơi có nhà đất.

Bước 6: Bên mua làm thủ tục sang tên ở Phòng đăng ký đất đai.

III. Giải đáp một số câu hỏi về mua bán nhà đất đang bị thế chấp

1. Gia đình tôi đang quản lý, sử dụng một thửa đất rộng 250 m2, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố mẹ tôi. Năm 2012, bố mẹ tôi có thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho Ngân hàng để vay tiền. Đến nay, bố mẹ tôi muốn bán cho người khác để có tiền trả toàn bộ khoản vay từ trước, nhưng hợp đồng chuyển nhượng của bố mẹ tôi không được công chứng viên chấp nhận vì lý do đất còn đang thế chấp ngân hàng, không thể bán được. Vậy, luật sư cho tôi hỏi đất đang thế chấp ở ngân hàng có được bán không? 

Với trường hợp của bạn, căn cứ tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Như vậy, đất đang thế chấp ở ngân hàng trong trường hợp của bố mẹ bạn được phép bán nếu như hai bên có thoả thuận về việc nêu trên. 

2. Để tránh rủi ro cần lưu ý những gì khi mua bán nhà đất đang thế chấp?

Để tránh rủi ro cần lưu ý khi mua bán nhà đất đang thế chấp như sau: 

Trước khi tiến hành việc mua nhà ở thế chấp, cần kiểm tra sổ đỏ hoặc yêu cầu bản photo sổ đỏ từ bên bán để chắc chắn tính thống nhất trước khi chuyển tiền cọc, tránh trường hợp trên giấy tờ đứng tên đồng sở hữu nhiều người mà bạn chỉ tiến hành thủ tục mua bán với một người.

Trong trường hợp khi 03 bên làm việc với nhau, ngân hàng chấp thuận cho bên bán bán nhà ở đang thế chấp đất cho bên mua thì bạn nên tiến hành ký hợp đồng đặt cọc và công chứng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà đất diễn ra đúng như mong muốn các bên.

Ngoài ra, trong quá trình hoàn tất các thủ tục cũng như đợi giải quyết giấy tờ chuyển nhượng, người mua nhà thế chấp nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để nắm rõ các thủ tục bán nhà hoặc các thủ tục thẩm định, do mỗi ngân hàng có thủ tục bán nhà thế chấp là khác nhau.

3. Mua bán nhà đất đang bị thế chấp ở Ngân hàng có được không?

Theo khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Như vậy, được phép mua bán nhà đất đang bị thế chấp ở ngân hàng nếu được bên nhận thế chấp đồng ý. 

4. Bị lừa đảo khi mua bán nhà đất đang bị thế chấp thì cần phải làm gì?

Khi bị lừa đảo mua bán nhà đất đang bị thế chấp thì cần phải làm những bước như sau: 

Bước 1: Thu thập thông tin của đối tượng lừa đảo

Cần phải thu thập thông tin của đối tượng lừa đảo mua bán đất để làm đơn khởi kiện, tố cáo đối tượng về hành vi lừa đảo mua bán nhà đất. Thông tin về đối tượng bị tố cáo, tố giác càng rõ ràng thì quá trình điều tra sẽ nhanh và có kết quả sớm.

Bước 2: Thu thập những bằng chứng bị lừa đảo

Có thể thu thập bằng chứng lừa đảo như sau: 

+ Chụp tất cả các đoạn hội thoại, quá trình giao dịch, lưu lại ghi âm cuộc gọi khi hai bên trao đổi giao dịch, lưu lại những giao dịch chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo, hợp đồng đặt cọc giữa hai bên,… 

Bước 3: Soạn đơn gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết

Căn cứ Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì công an có trách nhiệm tiếp nhận về tin báo tội phạm để tiến hành điều tra giải quyết. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài về mua bán nhà đất đang bị thế chấp. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về mua bán nhà đất đang bị thế chấp Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp