Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.
Hình ảnh mua sắm tài sản theo thỏa thuận khung
Một trong những nội dung đáng chú ý trong mua sắm tập trung là về thỏa thuận khung. Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn quy định pháp luật về mua sắm tài sản theo thỏa thuận khung.
Căn cứ các quy định tại Luật Đấu thầu 2023 thỏa thuận khung sẽ được áp dụng trong mua sắm tập trung. Theo Khoản 1 Điều 54 Luật Đấu thầu 2023, thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn đối với gói thầu không chia phần hoặc đối với một phần của gói thầu chia phần.
Hình ảnh ký kết thỏa thuận khung
Như vậy, Mua sắm tài sản theo thỏa thuận khung được hiểu là việc mua sắm tập trung theo thỏa thuận giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn đối với gói thầu không chia phần hoặc đối với một phần của gói thầu chia phần.
Nguyên tắc mua sắm tài sản theo thỏa thuận khung được quy định tại Điều 37 Luật Đấu thầu năm 2023 như sau:
Quy trình thực hiện mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung theo quy định tại Điều 89 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu bao gồm các bước:
Nội dung mua sắm tài sản theo thỏa thuận khung chi tiết gồm những nội dung theo Điều 90 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Cụ thể bao gồm:
“2. Những nội dung chủ yếu của thỏa thuận khung:
a) Phạm vi cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
b) Thời gian, địa điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ dự kiến;
c) Điều kiện bàn giao hàng hóa, dịch vụ; tạm ứng, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
d) Mức giá tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ;
đ) Điều kiện bảo hành, bảo trì; đào tạo, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
e) Trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trong đó bao gồm trách nhiệm ký kết, thực hiện hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng với đơn vị có nhu cầu mua sắm;
g) Trách nhiệm của đơn vị có nhu cầu mua sắm trong việc ký kết hợp đồng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
h) Trách nhiệm của đơn vị mua sắm tập trung;
i) Thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận khung;
k) Xử phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;
l) Các nội dung liên quan khác”
Hình ảnh mua sắm tập trung
Theo đó, nội dung về trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa dịch vụ có nội dung quan trong nhất. Nội dung thỏa thuận khung có quy định về trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trong đó bao gồm trách nhiệm ký kết, thực hiện hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng với đơn vị có nhu cầu mua sắm. Điều này nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, bảo đảm thực hiện các thỏa thuận giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn.
Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn đối với gói thầu không chia phần hoặc đối với một phần của gói thầu chia phần. Như vậy, các cách thức mua sắm tài sản theo thỏa thuận khung bao gồm:
Theo Khoản 3 Điều 54 Luật Đấu thầu 2023: “Thời hạn áp dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 36 tháng. Tại thời điểm ký thỏa thuận khung, hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực”.
Như vậy, thời hạn áp dụng mua sắm tài sản theo thỏa thuận khung có thời hạn áp dụng không quá 36 tháng.
Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến mua sắm tài sản theo thỏa thuận khung, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn