Quy định pháp luật về người lao động nước ngoài chuyển công ty

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều phải có giấy phép lao động nhằm đảm bảo điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Vì nhiều lý do khác nhau mà người lao động nước ngoài chuyển công ty và lo lắng liệu trong quá trình làm việc tại Việt Nam chuyển công ty thì có cần xin cấp lại giấy phép lao động hay không?

I. Thực trạng người lao động nước ngoài chuyển công ty

Thị trường lao động mở cửa thu hút không ít người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, là tín hiệu tốt trong hội nhập thị trường lao động thế giới. Vì nhiều lý do khác nhau như không thấy có cơ hội thăng tiến cũng như phát triển bản thân trong công việc hiện tại, không được công nhận những thành tựu đã đạt được, mức lương mà dẫn đến số lượng người lao động nước ngoài chuyển công ty/chuyển vị trí làm việc ngày càng nhiều. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng “Liệu người nước ngoài có phải xin cấp lại Giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc không?” 

II. Quy định pháp luật về người lao động nước ngoài chuyển công ty

1. Điều kiện để người lao động nước ngoài chuyển công ty tại Việt Nam

Căn cứ tại Điều 151, Điều 152 Bộ luật Lao động 2019, điều kiện để người lao động nước ngoài chuyển công ty tại Việt Nam gồm:

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
  • Chỉ vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Người nước ngoài có phải xin cấp lại Giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc không?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, cấp lại giấy phép lao động trong các trường hợp:

  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
  • Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Theo đó, người nước ngoài phải xin cấp lại Giấy phép lao động khi thay đổi công ty làm việc.

III. Giải đáp một số thắc mắc về người lao động nước ngoài chuyển công ty

1. Người lao động nước ngoài có được đồng thời làm việc cho 2 công ty không?

Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019, không có quy định hạn chế về việc người lao động làm việc tại các công ty khác nhau do đó người lao động hoàn toàn có quyền đồng thời ký kết hợp đồng lao động với hai công ty sử dụng lao động nếu họ đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ của mình cho cả hai công ty.

Người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam cần phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người lao động có thể đồng thời làm việc tại hai công ty khác nhau nhưng cần cam kết thực hiện đầy đủ công việc theo đúng yêu cầu của công ty.

2. Thay đổi vị trí công việc thì giấy phép lao động có hết hiệu lực không?

Theo quy định của Điều 156 Bộ luật Lao động 2019, giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

- Giấy phép lao động đã hết thời hạn.

- Hợp đồng lao động đã bị chấm dứt.

- Nội dung của hợp đồng lao động không khớp với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

- Lao động không làm việc theo nội dung đã được quy định trong giấy phép lao động đã được cấp.

- Các lĩnh vực mà giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động dựa trên đã hết hiệu lực hoặc đã bị chấm dứt.

- Có thông báo bằng văn bản từ phía nước ngoài về việc rút người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài đã chấm dứt hoạt động.

- Giấy phép lao động bị thu hồi.

Chiếu theo quy định trên, khi có thay đổi vị trí công việc, hợp đồng lao động sẽ thay đổi theo, và nội dung của hợp đồng lao động có thể không khớp với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp trước đó. Do đó, khi có thay đổi vị trí công việc, giấy phép lao động đã cấp sẽ hết hiệu lực.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải xin cấp giấy phép lao động mới khi thay đổi vị trí công việc nhưng không thay đổi người sử dụng lao động không?

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì phải xin cấp giấy phép lao động mới.

4. Xử lý vi phạm đối với trường hợp người lao động chuyển việc nhưng không xin cấp lại giấy phép lao động

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi chuyển việc nhưng không cấp lại giấy phép lao động.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về người lao động nước ngoài chuyển công ty

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về người lao động nước ngoài chuyển công ty mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan