Để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nhiều phòng khám y học cổ truyền được thành lập. Việc mở phòng khám y học cổ truyền cần tuân theo các quy định của pháp luật đặc biệt đối với đối tượng là người nước ngoài, cụ thể là người Trung Quốc. Vậy pháp luật quy định như thế nào về điều kiện, thủ tục, giấy tờ thành lập phòng khám này? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, thì việc mở phòng khám y học cổ truyền không thuộc danh mục ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường, ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài nên người nước ngoài, cụ thể là người Trung Quốc có thể đầu tư để mở phòng khám y học cổ truyền tại Việt Nam.
Để mở phòng khám y học cổ truyền ở Việt Nam thì đầu tiên người Trung Quốc cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo điểm b, c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp và kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.
Tiếp đến để phòng khám y học cổ truyền được hoạt động hợp pháp, cơ sở phòng khám cần tiến hành thủ tục xin Giấy phép hoạt động đối với phòng khám y học cổ truyền. Giấy phép hoạt động được cấp khi cơ sở phòng khám phải đáp ứng những điều kiện chung đối với cơ sở khám chữa bệnh quy định tại Điều 40 và những điều kiện riêng quy định tại Điều 46 Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Cụ thể:
Về cơ sở vật chất:
a) Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2.
b) Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2;
- Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có phòng xông hơi có diện tích tối thiểu 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng;
- Trường hợp thực hiện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phải đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Về thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh:
a) Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc:
- Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;
- Có cần thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang, giấy gói thuốc.
b) Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có tối thiểu các thiết bị sau:
- Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt;
- Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vựng châm.
c) Trường hợp có xông hơi thuốc: phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.
d) Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
Về nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám y học cổ truyền phải là người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây:
a) Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
b) Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa y học cổ truyền.
Lưu ý: Để được hành nghề y học cổ truyền, cần tiến hành thủ tục để được cấp Giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh đối với chức danh chuyên môn là bác sĩ. Để được cấp Giấy phép hành nghề, cần phải đáng ứng những điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Trong đó cần lưu ý về việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với chức danh bác sĩ y học cổ truyền theo mục 2 Chương II của Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Hiện nay chưa có quy định hạn chế nào về điều kiện của người đứng tên phòng khám chữa bệnh y học cổ truyền. Do đó, người Trung Quốc có thể đứng tên phòng khám y học cổ truyền tại Việt Nam.
- Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tới cơ quan đăng ký đầu tư. Theo khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 hồ sơ gồm:
Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư là Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và đầu tư xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối cấp phải lập thành văn bản và nêu rõ lý do.
- Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:
Lưu ý: Giấy tờ của nước ngoài cần được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chứng nhận trước khi được phía Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự để được sử dụng tại Việt Nam.
Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
- Nộp hồ sơ cấp phép hoạt động đối với phòng khám y học cổ truyền theo Điều 60, 61 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
a) Đơn theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề theo Mẫu 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
d) Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề theo Mẫu 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này của người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
đ) Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động tương ứng với từng hình thức tổ chức theo Mẫu 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
e) Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại cơ sở đó theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Văn bản do cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bệnh viện của nhà nước hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện tư nhân theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
h) Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
i) Trường hợp đề nghị cấp lần đầu giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận thì phải có tài liệu chứng minh nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận.
Nộp hồ sơ và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động là Sở y tế nơi phòng khám đặt trụ sở.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau: tên, địa chỉ cơ sở được cấp giấy phép hoạt động; họ, tên và số giấy phép hành nghề người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; số giấy phép hoạt động; phạm vi hoạt động chuyên môn và thời gian hoạt động chuyên môn.
Giấy phép hoạt động được lập thành 02 bản theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.
Căn cứ tại Thông tư 32/2023/TT-BYT, phạm vi hoạt động hành nghề của phòng khám y học cổ truyền sẽ tùy theo chức danh chuyên môn được người Trung Quốc đăng ký khi xin giấy phép hoạt động. Và sẽ dựa vào chức danh đó là bác sĩ hay y sỹ y học cổ truyền mà sẽ có phụ lục quy định cụ thể phạm vi hoạt động.
Phòng khám y học cổ truyền là một loại hình cơ sở khám, chữa bệnh. Khi phòng khám hoạt động không có Giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Pháp luật hiện hành không quy định về người đứng đầu phòng khám y học cổ truyền có bắt buộc phải là người Việt Nam hay không, do đó người Trung Quốc vẫn có thể đứng tên trên giấy tờ đại diện của phòng khám. Tuy nhiên, tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám y học cổ truyền phải là người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây:
- Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
- Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa y học cổ truyền.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về người Trung Quốc đầu tư mở phòng khám y học cổ truyền mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn