Quy định pháp luật về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước

Mục lục Ẩn

  1. I. Tìm hiểu về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước
    1. 1. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước được hiểu như thế nào?
    2. 2. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có cần phải xin giấy phép không?
  2. II. Quy định pháp luật về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước
    1. 1. Quy định về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước
    2. 2. Hồ sơ để nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước gồm những gì?
  3. III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước
    1. 1. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có cần phải xin giấy phép không?
    2. 2. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước phụ trách những công việc như thế nào?
    3. 3. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước được ưu đãi lựa chọn nhà thầu khi nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% công việc của gói thầu không?
    4. 4. Nhà thầu nước ngoài sau khi liên danh với nhà thầu Việt Nam thì có được cấp giấy phép hoạt động xây dựng không?
  4. IV. Vấn đề nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Liên danh nhà thầu hay còn được gọi là các nhà thầu liên danh, là việc các doanh nghiệp cùng nhau đứng tên để thực hiện hoạt động đấu thầu, tham dự thầu, thực hiện gói thầu theo thành phần hồ sơ mời thầu đã được phát hành. Nhà thầu liên danh bản chất là một khái niệm để chỉ một nhà thu được hợp thành bởi nhiều thành viên. Khi đó, các bên cần phải thỏa thuận liên danh, đây là một giấy tờ và tài liệu vô cùng quan trọng trong hoạt động đấu thầu, thỏa thuận liên danh phải được các bên tham gia ký kết, đóng dấu (trong trường hợp thực hiện hoạt động đấu thầu qua mạng thì được ký số trên hệ thống). 

Riêng đối với hoạt động đấu thầu quốc tế, nhà thầu nước ngoài bắt buộc phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong góc đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế trên lãnh thổ của Việt Nam, ngoại trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đáp ứng đầy đủ năng lực và điều kiện tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Vì vậy, quy định của pháp luật về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước là một nội dung quan trọng trong chế định đấu thầu. Có thể tìm hiểu quy định của pháp luật về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước thông qua bài viết dưới đây của công ty NPLAW.

Tìm hiểu về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước

I. Tìm hiểu về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước

1. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước được hiểu như thế nào?

Pháp luật đấu thầu hiện nay chưa đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào là "Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước". Tuy nhiên có thể hiểu, đây là một trong những điều kiện liên quan đến tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu năm 2023. Theo đó, điểm i khoản 1 Điều 5 có quy định: Riêng đối với nhà thầu nước ngoài, bắt buộc phải thực hiện thủ tục liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, ngoại trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đáp ứng đầy đủ năng lực điều kiện tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước như sau: Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước làm việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp nước ngoài cùng liên danh với hai hoặc nhiều doanh nghiệp trong nước, cùng nhau tham dự thầu với tư cách là nhà thầu liên danh, thực hiện một phần hoặc thực hiện toàn bộ dự án theo thành phần hồ sơ mời thầu. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo tư cách hợp lệ của các nhà thầu nước ngoài khi tham gia hoạt động đấu thầu.

Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có cần phải xin giấy phép không?

2. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có cần phải xin giấy phép không?

Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 26 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về nhà thầu. Theo đó, nhà thầu là các tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức, giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh dựa trên cơ sở thoả thuận liên danh của các bên tham gia dự thầu, đứng tên dự thầu hoặc trực tiếp ký kết, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trong trường hợp liên danh, các bên cần phải ký kết với nhau thỏa thuận liên danh, thỏa thuận liên danh của các bên phải quy định rõ trách nhiệm của các thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung của các bên, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu và các nhà đầu tư. Theo đó, nhà thầu và nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, trong đó có điều kiện: Đối với nhà thầu nước ngoài, bắt buộc phải thực hiện thủ tục liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, ngoại trừ trường hợp các nhà thầu trong nước không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu đó.

Như vậy, pháp luật hiện nay không bắt buộc nhà thầu nước ngoài khi liên danh với nhà thầu trong nước cần phải xin giấy phép. 

Hay nói cách khác, nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước không phải xin giấy phép, chỉ cần ký kết thỏa thuận liên danh, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung của các bên, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.

II. Quy định pháp luật về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước

1. Quy định về nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước

Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước là một trong những quy định, chế định quan trọng trong lĩnh vực đấu thầu. Các bên sẽ cùng nhau hợp tác để tham gia dự thầu và thực hiện nội dung trong thành phần hồ sơ mời thầu. Khi một nhà thầu đã tham gia đấu thầu với tư cách là thành viên trong một liên danh cụ thể thì sẽ không được phép tham dự với tư cách độc lập hoặc liên danh với một bên khác để tham dự gói thầu đó. Đối với hoạt động đấu thầu hạn chế, các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn sẽ không được quyền liên danh với nhau để tham dự thầu, đây là một trong những hành vi bị cấm theo quy định của luật đấu thầu. Đối với hoạt động đấu thầu quốc tế, các nhà thầu nước ngoài bắt buộc phải thực hiện thủ tục liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng các nhà thầu phụ trong nước khi tham dự đấu thầu quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực để tham gia bất kỳ phần công việc nào của gói thầu đó. Vấn đề nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại khoản 26 Điều 4, khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 10 của Luật đấu thầu năm 2023.

2. Hồ sơ để nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 26 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2023, khi thực hiện thủ tục liên danh với nhà thầu trong nước, các bên cần phải ký kết thỏa thuận liên danh trong đấu thầu. Liên danh trong đấu thầu làm việc hai hoặc nhiều công ty cùng đứng tên để cùng tham dự thầu với tư cách là một nhà thầu liên danh, thực hiện các nội dung trong gói thầu, có thể là toàn bộ nội dung hoặc một phần dự án theo hồ sơ mời thầu. Thỏa thuận liên danh trong đấu thầu có thể bao gồm những nội dung như sau:

-Tên gọi thầu;

-Tên dự án;

-Tên và thông tin của từng thành viên liên danh;

-Nguyên tắc thực hiện liên danh;

-Trách nhiệm của các bên và hiệu lực của văn bản.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước

1. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có cần phải xin giấy phép không?

Theo như phân tích nêu trên, việc liên danh giữa nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước là một trong những điều kiện bắt buộc để nhà thầu nước ngoài có tư cách hợp lệ trong hoạt động đấu thầu, trong quá trình liên danh các bên chỉ cần phải ký kết với nhau thỏa thuận liên danh, trong thỏa thuận liên danh đó cần phải nêu rõ trách nhiệm của các thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung của các bên và trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu. Như vậy, nhà thầu nước ngoài khi liên danh với nhà thầu trong nước không cần phải xin giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước phụ trách những công việc như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 14 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về vấn đề bảo đảm dự thầu. Theo đó, trong trường hợp liên danh tham gia dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng hoặc có thể thỏa thuận với nhau để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho các thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không được phép thấp hơn so với giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 9 Điều 14 của Luật đấu thầu năm 2023 thì bảo đảm dự thầu của tất cả các thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả.

Như vậy, trong trường hợp nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có thể phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ bảo đảm dự thầu riêng cho tất cả các thành viên trong liên danh. Đồng thời, tổng giá trị bảo đảm dự thầu không được phép thấp hơn so với giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

3. Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước được ưu đãi lựa chọn nhà thầu khi nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% công việc của gói thầu không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về vấn đề ưu đãi trong quá trình lựa chọn nhà thầu và các nhà đầu tư. Theo đó, đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

-Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;

-Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

-Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;

-Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;

-Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;

-Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

-Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;

-Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.

Theo đó, nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước hoàn toàn có thể được hưởng ưu đãi lựa chọn nhà thầu khi khi nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% công việc của gói thầu đó (áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp tổ chức đấu thầu quốc tế). 

4. Nhà thầu nước ngoài sau khi liên danh với nhà thầu Việt Nam thì có được cấp giấy phép hoạt động xây dựng không?

Căn cứ quy định Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Cụ thể như sau:

+ Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ);

+ Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

Như vậy, nhà thầu nước ngoài sau khi liên danh với nhà thầu Việt Nam sẽ được cấp giấy phép xây dựng khi khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).

Lưu ý thêm: Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

IV. Vấn đề nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Vấn đề nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước có  là một vấn đề rất phức tạp, nên liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ pháp lý đầy đủ, tránh rủi ro không đáng có. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước:

-Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước.

-Hỗ trợ trong việc soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ liên quan đến nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước.

-Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình đăng ký nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà công ty NPLAW gửi đến quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan