Sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu cần đáp ứng những điều kiện nào? Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu như thế nào? Bài viết này sẽ giới thiệu về vấn đề này.
Thị trường nhập khẩu động vật vào Việt Nam đang ghi nhận nhiều biến động phức tạp với cả những mặt tích cực và tiêu cực đan xen.
Nhập khẩu động vật được hiểu là hoạt động đưa động vật sống, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Hoạt động này bao gồm cả việc nhập khẩu động vật để làm giống, nuôi lấy thịt, sữa, trứng, da, lông, làm vật thí nghiệm, thú cưng, biểu diễn, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, v.v.
Theo Điều 44 Luật Thú y 2015 quy định về yêu cầu đối với động vật trên cạn nhập khẩu:
- Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;
- Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 46 Luật Thú y 2015 quy định về trình tự kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu như sau:
- Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này cho Cục Thú y.
Như vậy, quy định kiểm dịch nhập khẩu động vật vào Việt Nam là bắt buộc
Theo Điều 45 Luật Thú y 2015 quy định về hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu như sau:
- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
+ Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
- Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:
+ Đơn khai báo kiểm dịch;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
Theo Điều 46 Luật Thú y 2015 quy định về trình tự kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu như sau:
- Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này cho Cục Thú y.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu và hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
Căn cứ khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 18 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 10 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu thì tổ chức nhập khẩu động vật nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm.
Điều kiện tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 35/2016/NĐ-CP như sau:
- Điều kiện tiếp tục xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật:
+ Động vật, sản phẩm động vật không có nguy cơ mang đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y và đã áp dụng các biện pháp bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo yêu cầu của nước nhập khẩu;
+ Động vật, sản phẩm động vật đã được kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực hiện hiệu quả các biện pháp khắc phục được các nguyên nhân vi phạm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Điều kiện để tiếp tục nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật:
+ Động vật, sản phẩm động vật tạm ngừng nhập khẩu được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này được phép nhập khẩu vào Việt Nam khi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận đã kiểm soát được dịch bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới và đã áp dụng các biện pháp bảo đảm không còn nguy cơ làm lây lan dịch bệnh theo yêu cầu của Việt Nam;
+ Động vật, sản phẩm động vật được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này được phép nhập khẩu vào Việt Nam khi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu có báo cáo xác định nguyên nhân bị nhiễm đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y và đã áp dụng các biện pháp khắc phục triệt để;
+ Động vật, sản phẩm động vật được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định này được phép nhập khẩu vào Việt Nam khi được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra, giám sát, xác nhận khắc phục và bảo đảm không còn nguy cơ cao.
Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện trên thì động vật, sản phẩm động vật bị tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu được tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu.
Cục thú ý xử lý hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Luật Thú y và thực hiện kiểm dịch như sau:
- Đối với động vật thủy sản: kiểm tra lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
- Đối với sản phẩm động vật thủy sản: kiểm tra cảm quan, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
- Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Thú y;
- Hướng dẫn chủ hàng thực hiện nuôi giữ thủy sản, bao gói sản phẩm thủy sản theo quy định, niêm phong hoặc đánh dấu hàng gửi; xử lý động vật, sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để xuất khẩu.
Như vậy, Cục thú ý sẽ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài nhập khẩu nhập khẩu động vật. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về nhập khẩu nhập khẩu động vật, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn