Vấn đề xin nhập lại quốc tịch Việt Nam là nguyện vọng chính đáng của mỗi cá nhân, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Bài viết dưới đây NPlaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến việc nhập lại quốc tịch Việt Nam.
Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, họ luôn dành sự yêu mến đặc biệt đối với văn hóa và con người Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của Internations, mạng lưới người nước ngoài toàn cầu với hơn 4 triệu thành viên, Việt Nam lọt top 15 quốc gia đáng sống nhất thế giới. Chính bởi điều đó, hiện nay, nhiều Việt Kiều về Việt Nam sinh sống có nguyện vọng nhập lại quốc tịch Việt Nam để thuận tiện cho việc cư trú và làm việc.
Nhập lại quốc tịch Việt Nam là việc một người từng có quốc tịch Việt Nam nhưng đã thôi quốc tịch Việt Nam (Có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài và được Chủ tịch nước ra quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam) hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam (Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) nay muốn mang quốc tịch Việt Nam thì làm thủ tục đăng ký nhập lại quốc tịch Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch 2008, các trường hợp được nhập lại quốc tịch Việt Nam bao gồm:
Như vậy, cái trường hợp được nhập lại quốc tịch Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật quốc tịch 2008 nêu trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Quốc tịch 2008 quy định như sau: “Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.”
Như vậy, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được nhập lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc trường hợp trên.
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam quy định như sau: “Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.”
Như vậy, Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc nhập lại quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 muốn nhập lại quốc tịch Việt Nam cần thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
Hồ sơ bao gồm: Tại Điều 24 Luật quốc tịch Việt Nam 2008, hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
+ Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
+ Bản khai lý lịch;
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam 2008.
Bước 2: Xác minh hồ sơ
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp.
- Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Bước 3: Thông báo đến người xin trở lại quốc tịch Việt Nam
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ.
- Nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài
- Trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.
Bước 4: Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Bước 5: Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 281/2016/TT-BTC, công dân muốn nhập lại quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí.
Mức lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC là 2.500.000 đồng/trường hợp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhập lại quốc tịch Việt Nam. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn