Pháp luật phá sản Việt Nam ngày càng đổi mới căn bản và toàn diện giúp tháo gỡ được các vướng mắc trong giải quyết phá sản. Vậy việc phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản là gì? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.
Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2020 Việt Nam có đến 101.700 trường hợp giải thể doanh nghiệp, tăng 13,9% so với 2019. Trong đó:
– Có 46,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62,2%.
– Gần 37,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 13,8%.
– Gần 17,5 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,7%.
Như vậy, tổng số doanh nghiệp chờ phá sản và đã hoàn tất thủ tục phá sản lên đến 55.200 doanh nghiệp, tương dương với trung bình mỗi tháng có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là con số chưa từng có trong những năm trở lại đây.
Số doanh nghiệp phá sản năm 2020 gia tăng trong thời điểm hiện nay đã phản ánh sự khó khăn của điều kiện sản xuất, kinh doanh. Dẫn đến tổng cầu một số ngành đã và đang giảm sâu do tác động của đại dịch Covid-19.
Cùng với việc doanh nghiệp phá sản, thì việc phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản cũng tăng cao. Do đó, các chủ doanh nghiệp cần nắm rõ quy định pháp luật về việc phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản để tiến hành phân chia tài sản một cách hợp pháp.
Căn cứ theo Điều 4 Luật phá sản năm 2014 quy định như sau:
Vậy, chỉ khi Tòa án tuyên bố mất khả năng thanh toán thì mới xem là doanh nghiệp phá sản. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán của doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán để cho doanh nghiệp cơ hội thanh toán nợ, giảm thiểu áp lực từ phía chủ nợ.
Theo Luật phá sản, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty. Theo đó, thành viên công ty TNHH cũng sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp/cam kết góp trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của công ty khi phá sản. Do đó, việc phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản là điều cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ tài chính, xử lý các khoản nợ của công ty và thanh toán tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết để chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường.
Hồ sơ tuyên bố phá sản gồm:
Theo quy định tại Chương II Luật Phá sản 2014, Thủ tục phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
- Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi
Bước 2: Tòa án nhận đơn
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn. Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng...
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…
Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
- Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
- Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Đề nghị tuyên bố phá sản.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
- Thanh lý tài sản phá sản;
- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014, thứ tự phân chia tài sản được chia thành các trường hợp như sau:
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản như sau:
…
Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
…
Như vậy, các khoản nợ chưa đến hạn thì vẫn được tính vào thứ tự phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Bộ luật lao động 2019, trường hợp doanh nghiệp phá sản thì tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy quy định về thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản thì Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết cũng được ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014, việc phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản được thực hiện sau khi thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản. Do đó, sau khi có quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp sẽ có thẩm quyền phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản.
Đến với NPLaw, đội ngũ luật sư sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất khi bạn muốn tư vấn các vấn đề liên quan đến phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản:
Trên đây là những thông tin cơ bản về phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn, vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực phá sản, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn