Phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm là quá trình khôi phục lại điều kiện tự nhiên ban đầu của đất đai bị nhiễm chất độc hại do con người gây ra. Vậy quy định pháp luật về phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
.jpg)
I. Vai trò việc phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm
Đất là một trong những thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên, có vai trò to lớn đối với sự sống của con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm đất là một vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe con người và các sinh vật khác. Việc phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm có vai trò quan trọng sau:
- Bảo vệ sức khỏe con người và các sinh vật khác: Ô nhiễm đất có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và các sinh vật khác, bao gồm: ngộ độc, ung thư, dị tật bẩm sinh,... Phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu các chất ô nhiễm, từ đó bảo vệ sức khỏe con người và các sinh vật khác.
- Bảo vệ môi trường tự nhiên: Ô nhiễm đất có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, bao gồm: suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí,... Phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm giúp cải thiện chất lượng môi trường tự nhiên, góp phần bảo vệ hệ sinh thái.
- Tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội: Đất là một trong những tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Ô nhiễm đất có thể gây ra nhiều khó khăn, hạn chế cho phát triển kinh tế - xã hội. Phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm giúp cải thiện chất lượng đất, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
II. Quy định pháp luật về phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm
Quy định pháp luật về phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm như sau:
1. Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất
Điều 12 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định, khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất bao gồm:
- Khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
- Khu vực có khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời;
- Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một trong các loại hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu; nhiệt điện (trừ sử dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy;
- Khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Thẩm quyền, trách nhiệm Điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất
Căn cứ Điều 14 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định Điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm của nhà nước như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này; điều tra, đánh giá chi tiết, xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định này để làm căn cứ lập dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 15; điều tra đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Khuyến khích việc đa dạng hóa nguồn vốn để xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định của pháp luật.
Theo đó thẩm quyền điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm của nhà nước bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
.jpg)
3. Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết khu vực đất bị ô nhiễm
Theo Điều 16 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất, cụ thể:
- Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất nhằm xác định các chất ô nhiễm tồn lưu, hàm lượng chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; phân loại mức độ, quy mô, phạm vi tác động của ô nhiễm đến môi trường; đề xuất biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
- Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm:
- Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
- Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết, xác định thành phần, tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác động ảnh hưởng đến môi trường;
- Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông tin về chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm;
- Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và xác định trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về cách thức, phương pháp, mạng lưới lấy mẫu phân tích sơ bộ, chi tiết chất lượng môi trường đất tại hiện trường.
4. Nội dung chính của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bao gồm:
- Thông tin chung về khu vực ô nhiễm môi trường đất;
- Kết quả điều tra và đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất;
- Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định;
- Công trình, biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực ô nhiễm môi trường đất; bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật, kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu;
- Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm;
- Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý.
III. Giải đáp một số câu hỏi về phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm
1. Trách nhiệm kiểm soát và bảo vệ môi trường đất được quy định thế nào?
Trách nhiệm kiểm soát và bảo vệ môi trường đất được quy định Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2020, bao gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
- Quy định chi tiết tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mức độ ô nhiễm;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020; tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất;
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Tổng hợp danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất; xây dựng, cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về các khu vực ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh và khu vực khác theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm;
- Xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất liên tỉnh, khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
- Cập nhật thông tin về khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định.
.jpg)
2. Thẩm quyền kiểm tra, giám sát sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, thì cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất, đối tượng quy định cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; xây dựng và thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại Điều 17 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
3. Không thực hiện phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm thì cá nhân có thể bị phạt đến 100 triệu đồng đúng không?
Mức xử phạt đối với cá nhân không thực hiện phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì cá nhân không thực hiện phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời cá nhân vi phạm còn bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn