Quy định pháp luật về quảng cáo trò chơi điện tử hiện nay

Ngành công nghiệp trò chơi điện tử là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự gia tăng số lượng người dùng internet, trò chơi điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của giải trí hiện đại. Cùng với đó là nhu cầu quảng cáo trò chơi điện tử hiện nay cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Với sự bùng nổ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, các nhà phát triển và nhà phát hành trò chơi đang tích cực sử dụng các chiến dịch quảng cáo đa dạng trên nhiều nền tảng như mạng xã hội, truyền hình, và các trang web chuyên ngành để tiếp cận người chơi. Hoạt động kinh doanh quảng cáo trò chơi điện tử hiện nay đang trở thành một lĩnh vực sôi động và đầy tiềm năng. Tuy nhiên việc quảng cáo trò chơi điện tử phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về nội dung và hình thức quảng cáo, nhằm bảo vệ trẻ em, tránh việc lôi kéo hoặc tác động tiêu cực đến đối tượng này. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan để đảm bảo hoạt động quảng cáo không chỉ hiệu quả mà còn hợp pháp, góp phần xây dựng một môi trường trò chơi điện tử lành mạnh và bền vững.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo 2012: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Trong thực tế, trò chơi điện tử là một dạng trò chơi trên một thiết bị hiển thị video như màn hình máy tính, TV, hoặc thiết bị cầm tay. Trò chơi điện tử có thể được chơi trên nhiều loại thiết bị khác nhau như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Như vậy, có thể hiểu quảng cáo trò chơi điện tử là việc giới thiệu và quảng bá các trò chơi điện tử đến người chơi tiềm năng thông qua nhiều hình thức truyền thông khác nhau. Mục tiêu của quảng cáo là thu hút sự chú ý, tạo hứng thú và thúc đẩy người chơi mua hoặc tải trò chơi về.

Theo Điều 20 Luật quảng cáo 2012, điều kiện quảng cáo hiện nay bao gồm:

-Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

-Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

-Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

-Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện tương ứng theo quy định pháp luật.

Như vậy, quảng cáo trò chơi điện tử cần đảm bảo các điều kiện chung về quảng cáo theo quy định trên.

Quảng cáo trò chơi điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và thành công của các trò chơi. Quảng cáo sẽ giúp tăng cường nhận thức về trò chơi, đưa sản phẩm đến với đông đảo người chơi tiềm năng và thu hút người chơi mới, mở rộng cơ sở người dùng. Trong một thị trường cạnh tranh, quảng cáo giúp xây dựng và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp, tạo ra sự nhận diện và uy tín trên thị trường, thu hút người chơi chọn trò chơi của mình.

Tóm lại, quảng cáo trò chơi điện tử không chỉ giúp đưa trò chơi đến với người chơi mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, tăng doanh số và tạo ra một cộng đồng người chơi vững mạnh.

Theo Điều 34 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có quyền và nghĩa vụ sau đây:

-Được thuê đường truyền dẫn của doanh nghiệp viễn thông để kết nối hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng;

-Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

-Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin theo quy định.

-Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp.

-Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi điện tử đã công bố; chịu trách nhiệm về giá cước, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;

-Tuân thủ quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về vật phẩm ảo (hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất trò chơi điện tử đó thiết lập) và điểm thưởng (hình thức thưởng tương đương cách tính điểm mà người chơi nhận được trong quá trình tham gia trò chơi điện tử trên mạng);

-Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, phải thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi điện tử tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ; có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ;

-Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung hội thoại giữa các người chơi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

-Không được quảng cáo trò chơi điện tử chưa được phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi G1 hoặc chưa thông báo theo quy định đối với trò chơi G2, G3 và G4 trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử của tổ chức, doanh nghiệp, các loại hình báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác;

-Nộp lệ phí cấp phép và phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi G1;

-Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

-Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Theo khoản 9 Điều 34 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có quyền và nghĩa vụ: “Không được quảng cáo trò chơi điện tử chưa được phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi G1 hoặc chưa thông báo theo quy định đối với trò chơi G2, G3 và G4 trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử của tổ chức, doanh nghiệp, các loại hình báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác;”

Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử được quyền quảng cáo trò chơi điện tử G1 khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung, kịch bản trước khi phát hành.

Theo điểm d khoản 2 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, các vi phạm về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng sẽ bị xử phạt như sau:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Quảng cáo các trò chơi điện tử G2 hoặc G3 hoặc G4 khi chưa thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;”

Như vậy, khi doanh nghiệp, tổ chức khi quảng cáo trò chơi điện tử G2 hoặc G3 hoặc G4 khi chưa thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng thì bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Quảng cáo trò chơi điện tử là một vấn đề phổ biến hiện nay. Để đảm bảo việc quảng cáo diễn ra thuận lợi, đúng quy định, việc liên hệ với Luật sư về quảng cáo trò chơi điện tử là một quyết định cần thiết. Luật sư có thể cung cấp sự tư vấn pháp lý chuyên sâu về các quy định và nghị định liên quan đến quảng cáo trong ngành trò chơi điện tử, giúp đảm bảo rằng các chiến dịch quảng cáo của bạn tuân thủ đúng các quy định pháp luật và tránh được các vấn đề pháp lý tiềm ẩn.

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan