Tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân thường đem lại nhiều câu hỏi và tranh chấp, đặc biệt khi một cặp vợ chồng đối diện với việc ly hôn hoặc phân chia tài sản. Đồng thời, vấn đề này cũng đặt ra những thách thức về mặt pháp lý, khi cần phải xác định tài sản này thuộc về ai và làm thế nào để xử lý nó trong các tình huống cụ thể.
Tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân là những tài sản mà một trong hai bên hoặc cả hai bên trong một mối quan hệ hôn nhân nhận được dưới dạng quà tặng từ bên ngoài hoặc từ nhau sau khi họ kết hôn.
Quy định của pháp luật về tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Như vậy, tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản riêng.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định về việc công chứng đối với hợp đồng tặng cho tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên nếu tặng cho tài sản là đất thì căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Theo Điều 458 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều luật này không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng tặng cho động sản nên hình thức của hợp đồng này tuân thủ theo quy định chung về hình thức của hợp đồng. Theo đó, hợp đồng tặng cho động sản có thể được xác lập bằng hành vi, lời nói hoặc văn bản tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên trong hợp đồng.
Tuy nhiên đối với tài sản là bất động sản thì căn cứ khoản 1 Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Như vậy trong lễ cưới, việc xác định vàng cưới tặng cho là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của cô dâu dựa vào ý chí của người tặng; nếu cha mẹ hai bên tặng vàng cho cô dâu mà không nói gì thì đây là tài sản riêng của cô dâu; nếu cha mẹ nói tặng cho chung hai vợ chồng thì là tài sản chung của hai vợ chồng.
Tặng cho quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay được hiểu là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng tặng cho bằng giấy viết tay phải được công chứng, chứng thực như sau:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.”
Như vậy, kể từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thì các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng và chứng thực thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản riêng như sau: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Theo quy định này thì tài sản được bố mẹ tặng cho riêng vợ, chồng sau khi kết hôn thì được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng. Vợ, chồng có quyền quản lý, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, quyết định nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng:
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Ngoài ra, theo khoản 1 khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng giải thích:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung. Cho nên, tiền cho thuê đất sau khi cưới là tài sản chung
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn