Quy định pháp luật về tặng cho tài sản

 

I. Nhu cầu tặng cho tài sản ngày nay

Trong xã hội hiện đại, nhu cầu tặng cho tài sản ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng, xuất phát từ những mục đích kinh tế, xã hội và pháp lý khác nhau. Việc tặng cho tài sản không chỉ giúp quản lý tài sản hiệu quả mà còn giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến thừa kế, quan hệ gia đình và các nghĩa vụ xã hội.

 II. Quy định pháp luật về tặng cho tài sản

1. Tặng cho tài sản là gì?

 Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định về tài sản như sau:

"Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau: 

“Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Theo đó, tặng cho tài sản là một giao dịch dân sự, trong đó một bên (bên tặng cho) chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho bên kia (bên được tặng cho) mà không yêu cầu bên được tặng cho phải trả bất kỳ khoản lợi ích hay nghĩa vụ tài chính nào.

 

Đây là một hình thức chuyển nhượng tài sản hợp pháp, thường được sử dụng trong quan hệ gia đình, bạn bè, hoặc giữa các bên có mối quan hệ đặc biệt, nhưng đôi khi cũng được thực hiện với mục đích xã hội, từ thiện hoặc kinh doanh.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, tặng cho tài sản được chia thành hai loại chính: tặng cho tài sản là động sản (Điều 458) và tặng cho tài sản là bất động sản (Điều 459). 

2. Khi tặng cho tài sản có thể kèm điều kiện không?

Tặng cho tài sản có điều kiện được quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Tặng cho tài sản có điều kiện là một quan hệ dân sự, trong đó bên tặng cho có thể đặt ra yêu cầu buộc bên được tặng thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nhất định, trước hoặc sau khi việc tặng cho hoàn tất. Tuy nhiên, các điều kiện này phải tuân thủ pháp luật, không được trái với quy định cấm hoặc vi phạm đạo đức xã hội. 

Tóm lại, tặng cho tài sản có thể kèm điều kiện, điều kiện có thể được ghi nhận trong hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, bên nhận tặng cho chỉ có thể nhận tài sản tặng cho khi đáp ứng điều kiện, nếu không đáp ứng được điều kiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho. 

3. Hợp đồng tặng cho tài sản có bắt buộc phải công chứng không?

Theo quy định về tặng cho bất động sản được quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật”.

Theo quy định, hợp đồng tặng cho bất động sản bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó, công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất không phải thủ tục bắt buộc mà cá nhân, tổ chức tặng cho nhà, đất có thể lựa chọn chứng thực hợp đồng này. Như vậy, không bắt buộc phải công chứng hợp đồng tặng cho. Các bên giao kết hợp đồng tặng cho có thể chọn chứng thực hợp đồng tặng cho tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. 

Đối với hợp đồng tặng cho động sản thì hợp đồng tặng cho động sản không bắt buộc phải công chứng theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, hợp đồng tặng cho động sản có thể được lập dưới hình thức văn bản mà không cần phải công chứng hoặc chứng thực, trừ khi có yêu cầu khác từ pháp luật.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc công chứng hợp đồng tặng cho động sản có thể giúp các bên đảm bảo tính pháp lý rõ ràng, tránh tranh chấp sau này, và dễ dàng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là đối với những tài sản có giá trị lớn. Mặc dù vậy, việc công chứng là không bắt buộc và phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Tóm lại, công chứng hợp đồng tặng cho động sản không yêu cầu bắt buộc nhưng có thể được khuyến khích trong một số trường hợp để tăng cường tính xác thực và hợp pháp của giao dịch.

III. Giải đáp một số câu hỏi về tặng cho tài sản

1. Những tài sản nào được phép tặng cho?

Theo Bộ luật dân sự 2015, đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản gồm: tặng cho động sản (Điều 458) và tặng cho bất động sản (Điều 459). Quy định về động sản và bất động sản tại Bộ luật Dân sự như sau”

"Bất động sản và động sản

1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản." 

Như vậy, tài sản là bất động sản được tặng cho gồm: quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản là động sản được tặng cho, gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Trường hợp cố tình tặng cho tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thì bên tặng cho có nghĩa vụ gì?

Trường hợp cố tình tặng cho tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thì bên tặng cho có nghĩa vụ được quy định tại điều 460 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình

Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.”

Quy định này xử lý trường hợp bên tặng cho không trung thực, cố ý tặng tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình, trong khi bên nhận không biết hoặc không thể biết điều này. Khi chủ sở hữu thực sự lấy lại tài sản, bên tặng cho phải bồi thường các chi phí mà bên nhận đã đầu tư để làm tăng giá trị tài sản. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhận, đồng thời giữ vững quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản.

3. Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho

Trách nhiệm thông báo về khuyết tật của tài sản tặng cho được quy định tại Điều 461  Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”

Khi thực hiện tặng cho tài sản, bên tặng cho có trách nhiệm thông báo cho bên nhận về bất kỳ khuyết tật nào của tài sản, đặc biệt là những khuyết tật ảnh hưởng đến giá trị sử dụng hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho bên nhận. Nếu tài sản có khuyết tật làm giảm giá trị sử dụng hoặc có nguy cơ gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, bên tặng cho phải thông báo rõ ràng và đầy đủ. 

Nếu không thông báo khuyết tật, bên tặng cho sẽ phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh, trừ khi bên nhận đã biết hoặc có thể biết về khuyết tật đó. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhận tài sản và đảm bảo sự minh bạch trong giao dịch.

4. Con cái bất hiếu thì cha mẹ có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản đã ký kết không?

Tại Khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại."

Khi tài sản đã được tặng cho và quyền sở hữu đã được chuyển giao cho bên nhận, bên tặng cho không thể đòi lại tài sản. Tuy nhiên, pháp luật vẫn đặt ra ngoại lệ trong trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản được ký kết có điều kiện. Theo đó, nếu hợp đồng tặng cho có quy định điều kiện cụ thể mà bên nhận tặng cho phải đáp ứng thì mới được nhận tài sản tặng cho mà bên nhận tặng cho không đáp ứng được điều kiện thì bên tặng cho có quyền yêu cầu đòi lại tài sản. Ví dụ: Cha mẹ ký hợp đồng tặng cho tài sản cho con cái với điều kiện con cái phải chăm sóc, hiếu thuận với cha mẹ. Nếu con cái bất hiếu, không đáp ứng được điều kiện thì không thể nhận tài sản tặng cho, như vậy cha mẹ có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho theo đúng quy định pháp luật. 

Trường hợp hợp đồng tặng cho không có điều kiện nhưng vô hiệu. Nếu hợp đồng tặng cho tài sản, mặc dù đã được ký kết nhưng nếu không đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ bị coi là vô hiệu (trừ trường hợp có quy định khác). Cụ thể trong trường hợp nêu trên, cha mẹ cũng có thể đòi lại tài sản nếu chứng minh được việc mình tặng cho con cái bằng hợp đồng nhưng hợp đồng đó vô hiệu.

5. Tặng cho tài sản có điều kiện nhưng khi điều kiện không được đáp ứng thì người tặng cho có được đòi lại tài sản không?

Theo khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện và điều kiện đó không được đáp ứng, người tặng cho có quyền yêu cầu đòi lại tài sản nếu điều kiện trong hợp đồng không được thực hiện.

Cụ thể, nếu hợp đồng tặng cho có điều kiện (chẳng hạn yêu cầu người nhận tài sản phải thực hiện một nghĩa vụ cụ thể, như chăm sóc, nuôi dưỡng, hoặc thực hiện một hành vi nào đó), và người nhận không thực hiện đúng hoặc không thực hiện đầy đủ điều kiện đó, thì người tặng cho có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và đòi lại tài sản.

  Điều kiện để đòi lại tài sản:

- Điều kiện tặng cho không được thực hiện: Nếu điều kiện mà bên nhận tài sản phải thực hiện không được đáp ứng, bên tặng cho có quyền yêu cầu đòi lại tài sản.

- Thực hiện yêu cầu qua tòa án: Việc yêu cầu đòi lại tài sản sẽ được thực hiện qua tòa án, nơi tòa án sẽ xem xét và quyết định có phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng hay không.

Khi điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản không được đáp ứng, người tặng cho có quyền yêu cầu đòi lại tài sản, nhưng việc này cần được thực hiện theo thủ tục pháp lý và có thể phải qua tòa án.

 IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về tặng cho tài sản

Tư vấn pháp lý về tặng cho tài sản là rất cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch. Nó giúp xác định đúng thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên, tránh tranh chấp sau này. Trong các giao dịch có giá trị lớn, như tặng cho bất động sản hay tài sản thừa kế, tư vấn pháp lý giúp tuân thủ các quy định về thuế, công chứng và bảo vệ quyền lợi của bên tặng cho và bên nhận. Việc này đảm bảo giao dịch minh bạch, hợp pháp và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Để giải đáp các thắc mắc pháp lý về tặng cho tài sản, hãy liên hệ đến NPLaw, chúng tôi có đội ngũ luật sư đáng tin cậy với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, sẽ giúp quý khách hàng giải đáp các vấn đề pháp lý.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp