Tàng trữ tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Do tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này cho xã hội nên pháp luật hiện hành quy định chế tài rất nghiêm khắc đối với các hành vi liên quan đến tàng trữ tiền giả. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến tàng trữ tiền giả.

I. Thực trạng hoạt động tàng trữ tiền giả hiện nay
Nhu cầu sử dụng tiền đẩy vào lưu thông, mua sắm hàng hóa, tiêu dùng tăng cao nên việc sản xuất, tiêu thụ tiền giả càng được các đối tượng đặc biệt “quan tâm”.
Tội tàng trữ tiền giả hay có tên đầy đủ là Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được quy định tại Điều 207 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hiểu là tội phạm vi phạm pháp luật hình sự khi có hành vi làm ra tiền giả, cất giấu tiền giả, vận chuyển tiền giả bằng nhiều cách thức khác nhau hoặc đem tiền giả vào lưu thông, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường:
Thời gian vừa qua tại các tỉnh thành miền bắc nhiều đối tượng làm giả hàng loạt các loại đồng tiền khác nhau trong đó sử dụng phổ biến nhất là tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng.
Cách thức thực hiện của nhóm đối tượng này là sử dụng tờ tiền có mệnh giá 20.000 đồng đè lên tờ 500.000 đồng để mua hàng hóa rồi được thối lại tiền thật.
II. Tàng trữ tiền giả được hiểu như thế nào?
1. Tiền giả là gì?
Tiền giả được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng như sau: Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành.
2. Phân biệt tiền thật và tiền giả như thế nào?

- Soi tờ tiền trước nguồn sáng, kiểm tra hình bóng chìm và hình định vị: Khi soi tờ tiền trước nguồn sáng sẽ giúp nhận biết và kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm và hình định vị.
- Hình bóng chìm (bên trái mặt trước hoặc bên phải mặt sau tờ tiền): Nhìn thấy rõ từ hai mặt tờ tiền, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo và sáng trắng. Đối với mệnh giá từ 20.000đ đến 500.000đ là hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mệnh giá 10.000đ là hình ảnh chùa Một Cột.
- Hình định vị (10.000đ, 20.000đ: phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền; 50.000đ-500.000đ: Phía trên bên phải mặt trước hoặc phía trên bên trái mặt sau tờ tiền): nhìn thấy hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau.
- Dây bảo hiểm: Nhìn thấy rõ từ hai mặt, chạy dọc tờ tiền, có cụm số mệnh giá và chữ “NHNNVN” (hoặc “VND” - mệnh giá 10.000đ) sáng trắng. ví dụ, ở tờ tiền mệnh giá 50.000đ, dây bảo hiểm ngắt quãng, có cụm số “50000”.
Ở tiền giả, hình bóng chìm chỉ là hình ảnh mô phỏng, không tinh xảo; các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.
- Kiểm tra chất liệu polymer in tiền
- Đồng tiền thật được in trên chất liệu polymer, có độ đàn hồi và độ bền cao. Vì vậy, có thể kiểm tra độ đàn hồi bằng cách nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và khi mở ra, tờ tiền sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; kiểm tra độ bền bằng cách kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền (lưu ý không kéo, xé đồng tiền ở vị trí đã bị rách) sẽ khó rách, khó bai giãn.
- Tiền giả chủ yếu được in trên nylon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như tiền thật, khi nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; khi kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền sẽ dễ bị bai giãn hoặc rách.
- Kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ
- Tiền thật: Ở mấy chữ được in nổi khi vuốt nhẹ lên sẽ cảm nhận rõ được độ nổi cũng như độ nhám của nó như chân dung Bác Hồ. Hay dòng chữ "NHNNVN", hình quốc huy và dòng chữ " CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM".
- Tiền giả: Vuốt tay nhẹ trên tờ tiền thì chỉ thấy bóng láng, không có hình nổi cũng như cảm giác thô ráp khi sờ vào.
- Dùng kính lúp phân biệt tiền thật tiền giả
- Tiền thật: Có dòng chữ "Ngân hàng nhà nước Việt Nam" viết tắt hay số mệnh giá được in siêu siêu nhỏ mà bằng mắt thường chúng ta khó có thể nhìn thấy được. Được in lặp đi lặp lại trong một vùng và chỉ có kính lúp sẽ giúp ta nhìn rõ những kí tự này.
- Tiền giả: Do các chi tiết quá nhỏ, nên những tội phạm làm giả không nhận biết được nên sẽ không có chi tiết này trên tờ tiền giả.
3. Tàng trữ tiền giả được hiểu như thế nào?
Tàng trữ tiền giả là hành vi cất giữ trái phép trong nhà, trong người hoặc ở một nơi nào đó (như cơ sở kinh doanh, vườn…) các loại tiền giả nhằm thực hiện một mục đích nào đó.
Hành vi tàng trữ tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến sự phát triển của quốc gia như làm ảnh hưởng đến việc phát hành tiền, lưu hành và quản lý tiền tệ của Nhà nước.
III. Hành vi tàng trữ tiền giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi tàng trữ tiền giả sẽ bị xử lý như sau:
- Người nào có hành vi tàng trữ tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- Tàng trữ tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Tàng trữ tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người chuẩn bị phạm tội tàng trữ tiền giả, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về vấn đề tàng trữ tiền giả
1. Tội tàng trữ tiền giả là tội nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng?

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì ta có thể xác định mức độ nghiêm trọng của tội tàng trữ tiền giả như sau:
-
Người nào tàng trữ tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm (theo quy định tại khoản 1 Điều 2017 Bộ luật Hình sự 2015) thì chúng ta có thể xác định đây là tội phạm nghiêm trọng.
-
Nếu tàng trữ tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 2017 Bộ luật Hình sự 2015) bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm thì được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng.
-
Còn nếu phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (theo quy định tại khoản 3 Điều 2017 Bộ luật Hình sự 2015) thì chúng ta xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, tùy vào mức độ và số tiền giả mà người phạm tội tàng trữ, chúng ta có thể xác định được mức độ nghiêm trọng khác nhau
2. Người có hành vi tàng trữ tiền giả có thể đối mặt với mức phạt cao nhất là chung thân hay tử hình?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: “Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, người có hành vi tàng trữ tiền giả có thể đối mặt với mức phạt cao nhất là tù chung thân theo quy định tại khoản 3 Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015.
3. Tàng trữ tiền giả trị giá bao nhiêu thì bị phạt tù?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015, thì hành vi tàng trữ tiền giả không quy định cụ thể là tàng trữ bao nhiêu thì bị phạt tù. Do đó, ta có thể hiểu rằng, chỉ cần có hành vi tàng trữ tiền giả thì sẽ bị phạt tù với khung hình phạt thấp nhất là từ 03 đến 07 năm tù.
V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vấn đề tàng trữ tiền giả
Đến với NPLaw, đội ngũ luật sư sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất khi bạn muốn thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề tàng trữ tiền giả:
- Tư vấn về các quy định pháp luật về về tàng trữ tiền giả;
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục cần thực hiện nếu khách hàng có hành vi vi phạm về tàng trữ tiền giả;
- Đại diện khách hàng tham gia tranh tụng tại Tòa nếu khách hàng là người có hành vi vi phạm về tàng trữ tiền giả;
Trên đây là những thông tin cơ bản về tàng trữ tiền giả. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn