Quy định pháp luật về thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Thay đổi Nội dung hoạt động Văn phòng đại diện công ty nước ngoài (Hay còn gọi là thương nhân nước ngoài) là nội dung được thực hiện sau khi công ty nước ngoài đã được cấp giấy phép hoạt động Văn phòng đại diện tại Việt Nam và trong quá trình  hoạt động có sự thay đổi về nội dung  hoạt động Văn phòng đại diện. Vậy thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài là gì? Hiện nay, những vấn đề xoay quanh đến việc thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Trong thời gian gần đây, thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài đã diễn ra một số thay đổi quan trọng. Dưới đây là một số thực trạng chính:

  • Sự tăng cường công nghệ thông tin: Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài đã chuyển từ việc sử dụng các công cụ truyền thống. Điều này giúp tăng cường khả năng liên lạc và giao tiếp với công ty mẹ và các đối tác khác trên toàn cầu.
  • Đa dạng hoạt động: Ngoài việc thực hiện các hoạt động truyền thống như quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ khách hàng, văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài cũng đã mở rộng hoạt động của mình để bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, phát triển sản phẩm và quản lý chuỗi cung ứng. Điều này giúp tăng cường vai trò và giá trị của văn phòng đại diện trong quá trình kinh doanh của công ty mẹ.
  • Tăng cường quan hệ đối tác: Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài ngày càng tăng cường quan hệ đối tác với các công ty địa phương và các cơ quan chính phủ. Điều này giúp tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại giữa các quốc gia.
  • Sự tập trung vào bảo vệ quyền lợi và lợi ích của công ty mẹ: Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài ngày càng chú trọng đảm bảo quyền lợi và lợi ích của công ty mẹ trong quá trình kinh doanh. Điều này bao gồm việc tham gia vào các hoạt động như đàm phán thương mại, bảo vệ sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp thương mại.
  • Thay đổi trong mô hình hoạt động: Một số văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài đã thay đổi mô hình hoạt động của mình từ việc chỉ đại diện cho một công ty mẹ duy nhất sang việc đại diện cho nhiều công ty cùng lúc. Điều này giúp tối ưu hóa tài nguyên và tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ cho các công ty khác nhau.

Tổng quan, thực trạng thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài đang diễn ra nhằm đáp ứng với sự phát triển của kinh tế toàn cầu và công nghệ thông tin. Các thay đổi này giúp tăng cường vai trò và giá trị của văn phòng đại diện trong quá trình kinh doanh của công ty mẹ và đóng góp vào sự phát triển của quốc gia.

II. Quy định pháp luật về thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

1. Thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài là gì?

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài là việc thực hiện hồ sơ nộp lên trên cơ quan có thẩm quyền để thay đổi nội dung trên giấy phép Thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài  đã được cấp để nội dung đó được cập nhật phù hợp với hoạt động thực tế của công ty nước ngoài. 

2. Những trường hợp nào điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Căn cứ Điều 15 Nghị định 07/2016/NĐ-CP các trường hợp điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:

Thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong những trường hợp sau:

  • Thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.
  • Thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài có liên quan trực tiếp đến nội dung hoạt động của Chi nhánh tại Việt Nam.
  • Thay đổi người đứng đầu của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
  • Thay đổi tên gọi của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
  • Thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

Như vậy, căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì trường hợp chỉ muốn thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

 Những trường hợp nào điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

3. Hồ sơ điều chỉnh giấy phép thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Căn cứ Điều 16 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:

  • Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Các tài liệu chứng minh về nội dung thay đổi, cụ thể:
  • Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này: Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.
  • Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này: Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài.
  • Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này: Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện/Chi nhánh; giấy tờ chứng minh người đứng đầu cũ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đến thời điểm thay đổi.
  • Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 15 Nghị định này: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh; bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
  • Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

Các tài liệu chứng minh nội dung thay đổi tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 (đối với trường hợp văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện, Chi nhánh bằng tiếng nước ngoài và bản sao hộ chiếu của người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện/Chi nhánh là người nước ngoài) Điều 15 Nghị định này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các tài liệu chứng minh nội dung thay đổi tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Nghị định này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ điều chỉnh giấy phép thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

III. Giải đáp một số câu hỏi về thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

1. Cơ quan nào có thẩm quyền thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài?

Theo Điều 5 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:

  • Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
  • Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao có thẩm quyền thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài.

2. Ai có thẩm quyền ký hồ sơ thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:

Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

 - Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

 - Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Vậy, khi thực hiện thủ tục thay đổi nội dung hoạt động Văn phòng đại diện công ty nước ngoài thì do người có thẩm quyền của công ty nước ngoài thực hiện việc ký hồ sơ thay đổi này. 

3. Lệ phí nhà nước về thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Căn cứ Điều 4 Thông tư 165/2016/TT-BTC về Mức thu lệ phí:

“1. Mức thu lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam như sau:

a) Cấp mới: 3.000.000 đồng/Giấy phép.

b) Cấp lại, sửa đổi, bổ sung: 1.500.000 đồng/Giấy phép.

2. Lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam thu bằng Đồng Việt Nam.”

Theo đó, thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài sẽ phải đóng mức phí như trên.

4. Thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài có cần làm hồ sơ điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện không?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh như sau: “Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi quy định tại Điều 15 Nghị định này, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.”

Như vậy, khi thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài cần làm hồ sơ điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan